Arbitrage là gì

Arbitrage là gì? Phương pháp kinh doanh chênh lệch giá

Arbitrage là gì? Có bao nhiêu hình thức Arbitrage phổ biến hiện nay? Phương pháp chênh lệch giá có phù hợp với những nhà đầu tư có nguồn vốn thấp hay không? Nếu bạn đang muốn sử dụng phương pháp này để kiếm lời thì đừng bỏ lỡ bài viết phía sau đây nhé. Bởi vì Exness sẽ cho bạn biết, bạn có thực sự phù hợp với phương pháp này không.

Định nghĩa Arbitrage là gì? Ví dụ giải thích về Arbitrage

Khái niệm kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

Arbitrage hay còn được gọi là kinh doanh chênh lệch giá, đây là cụm từ quá đỗi quen thuộc trong tài chính và kinh tế. Ngoài ra, để đơn giản cách gọi thì Arbitrage còn được người chơi gọi là ác-bit. Vậy giao dịch Arbitrage là gì? Tại một thị trường, bạn mua một loại sản phẩm nào đó với mức giá thấp. Sau đó tại thị trường khác bạn bán ra với mức giá cao hơn. Lúc này bạn sẽ thu được một khoản lãi kiếm từ việc chênh lệch giá đó. Lúc này ta gọi đây là hoạt động kinh doanh chênh lệch giá hay Arbitrage.

Hiểu được định nghĩa Arbitrage là gì?
Hiểu được định nghĩa Arbitrage là gì?

Vậy kinh doanh chênh lệch giá thường xuất hiện ở đâu? Theo từ điển kinh tế học thì tại các thị trường như forex, nguyên liệu và cổ phiếu là những nơi mà Arbitrage xuất hiện. Kinh doanh chênh lệch giá chính là nền tảng của PPP (lý thuyết sức mua ngang bằng) và quy luật một giá. Dựa vào Arbitrage chúng ta sẽ biết được tỷ giá hối đoái là bao nhiêu.

Sau đây, exness Việt Nam sẽ đưa ra hai ví dụ để cho mọi người có thể hình dung được một cách rõ nét về Arbitrage.

Các ví dụ về Arbitrage

Ví dụ 1

Đặt giả sử như bạn đang muốn mua một loại sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của mình. Bạn lựa chọn và tin dùng thương hiệu A và sau đó bạn kiếm những nơi bán sản phẩm này. Thông qua các trang thương mại điện tử như Lazada hay Shopee, bạn biết được mức giá của loại sản phẩm đó như sau:

  • Lazada: 1 triệu đồng.
  • Shopee: 700 ngàn đồng.

Khi thấy hai mức giá chênh lệch như vậy bạn chợt nghĩ tại sao mình lại không kinh doanh sản phẩm này nhỉ? Cuối cùng bạn quyết định mua sản phẩm đó từ shopee. Sau đó thì bạn qua sàn Lazada mở cửa hàng và bán với mức giá 1 triệu đồng. Như vậy khi bạn bán được một sản phẩm bạn sẽ nhận được số tiền lời là 300 ngàn nhờ vào sự chênh lệch giá.

Ví dụ 2

Tại hai sàn môi giới Forex, bạn sở hữu hai tài khoản ở hai sàn này. Bạn tìm hiểu và nghiên cứu về cặp tiền GBP/USD tại hai sàn môi giới này. Sau đó, bạn nhận thấy giá của cặp tiền đó được bán và mua với hai mức giá khác nhau, cụ thể như sau:

  • Tại sàn môi giới forex 1, mức giá bid là 1,6123 và mức giá ask là 1,6125.
  • Tại sàn môi giới forex 2, mức giá bid là 1,6126 và mức giá ask là 1,6129.

Lúc này đây, bạn quyết định hành động giao dịch.

Tại sàn forex 1, bạn bỏ ra một triệu USD để mua 10 lot. Theo mức giá ask, bạn sẽ nhận về 1612500 GBP/USD.

Sau đó bạn sẽ qua sàn Forex thứ hai để bán số lot bạn mua được theo giá bid.

Thông qua sự chênh lệch giá của hai sàn mà bạn đã thu về được khoản lợi nhuận là 1000 USD.

Nếu trong trường hợp bạn phải chi trả 1,5 pips cho mức phí spread. Như vậy với việc mua và bán 10 lot tại hai sàn, bạn sẽ mất 300 USD. Vậy là bạn vẫn có thể kiếm được mức lãi là 700 USD cho bản thân.

Arbitrage gồm có những loại nào?

Hiện nay, có rất nhiều cách để phân loại Arbitrage. Tuy nhiên, thông thường người ta sẽ chia kinh doanh chênh lệch giá thành hai loại như sau: Kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm và kinh doanh chênh lệch giá 2 điểm.

Như ví dụ mà exness Việt Nam đã đề cập ở phía trên, thì chúng sẽ được xếp vô chênh lệch giá 2 điểm. Tức là chúng ta kiếm lời dựa vào sự chênh lệch giá của hai sàn môi giới hoặc là hai thị trường khác nhau.

Các phân loại của kinh doanh chênh lệch giá là gì?
Các phân loại của kinh doanh chênh lệch giá là gì?

Còn đối với Arbitrage 3 điểm thì chúng ta sẽ đối chiếu mức giá của ba loại tỷ giá tại ba sàn khác nhau. Với những nhà giao dịch có nguồn vốn nhiều, họ sẽ thường sử dụng kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm. Ngoài ra Arbitrage 3 điểm còn được dùng khi các nhà đầu tư muốn chuyển từ tỷ giá sang tỷ giá khác. Rồi sau đó họ lại chuyển những tỷ giá vừa rồi sang một loại tỷ giá thứ ba. Rồi họ tiếp tục bán hết những tỷ giá đó đi để thu về số tiền mặt ban đầu và khoảng lợi nhuận chênh lệch. Hình thức vòng quanh như vậy được gọi là kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm.

Giới thiệu Kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm
Giới thiệu Kinh doanh chênh lệch giá 3 điểm

Có lẽ với nội dung trên thì bạn khó có thể hình dung được rõ nét về hình thức Arbitrage 3 điểm. Thì sau đây, Exvess Việt Nam sẽ đưa ra cho bạn một ví dụ cụ thể như sau:

Bạn chi 2 đô la Mỹ để mua một Euro.

Tiếp theo đó bạn sẽ mua tỷ giá JPY với mức giá 2 USD, bạn quyết định mua về 240 JPY. Sau đó, bạn lại mua tỷ giá Euro bằng 240 JPY vừa mua được, với mức giá 200 JPY cho 1 EUR. Như vậy là bạn đã mua về được 1,2 Euro với mức giá 240 JPY.

Như vậy, bạn đã thu về được khoản lợi nhuận là 0,2 EUR nhờ vào việc chênh lệch tỷ giá.

Chúng ta sẽ biểu diễn nó qua công thức phía sau: 

  • Ban đầu: 1 EUR = 2 USD.
  • 120 JPY = 1 USD, suy ra 240 JPY = 2 USD.
  • Cuối cùng: 200 JPY = 1 EUR. Bạn bán 240 JPY = 1.2 EUR

Vậy số tiền bạn kiếm được thông qua mức giá chênh lệch là: 0.2 EUR = 1.2 EUR – 1 EUR.

Arbitrage được sử dụng giao dịch như thế nào?

Phướng pháp Arbitrage hai chiều là gì?

Chung ta sẽ lấy ví dụ về kinh doanh chênh lệch giá lao động. Có nghĩa là tại hai thị trường hoặc trên cùng một thị trường có sự khác nhau về mức lương của người lao động. Ví dụ như tại khu vực Đông Âu có số lượng người lao động là A với mức lương là X cho mỗi một người. Tại khu vực Tây Âu có số lượng người lao động là B với mức lương là Y cho mỗi một người. Vậy sự chênh lệch giá giữa lượng người lao động và mức lương chi trả đã dẫn tới tình trạng như thế nào? Nó khiến cho rất nhiều người lao động của khu vực Đông Âu di chuyển sang các khu vực Tây Âu để làm việc. Nhờ vậy mà làm giảm đi sự mất thăng bằng của lực lượng làm việc giữa khu vực Đông Âu và Tây Âu.

Ví dụ trên chính là hình thức mất cân bằng nguồn lao động trong một thị trường. Để có thể hiểu hơn về cách thức mà kinh doanh chênh lệch giá hoạt động. Thì bạn hãy hình dung sự mất cân bằng nguồn lao động giữa hai thị trường châu Phi và châu Âu.

Cách hoạt động của chiến thuật kinh doanh chênh lệch giá
Cách hoạt động của chiến thuật kinh doanh chênh lệch giá

Vậy tại thị trường tiền điện tử thì phương pháp kinh doanh chênh lệch giá được sử dụng như thế nào? Các nhà giao dịch sẽ săn lùng những đồng tiền có mức giá thấp tại một thị trường A nào đó. Sau đó họ sẽ sang một thị trường B để bán ra với mức giá cao hơn tại cùng một thời điểm. Nhờ vậy mà họ đã kiếm về cho bản thân một khoản lãi kha khá. Sau đây là một ví dụ để mọi người hiểu kĩ hơn cách mà phương pháp này được áp dụng:

Ví dụ về phương pháp chênh lệch giá 2 chiều

Tại hai sàn môi giới, bạn sở hữu hai tài khoản. Cặp tiền EUR/USD tại hai sàn môi giới này được bán và mua với mức giá khác nhau.

  • Tại sàn thứ nhất, tỷ giá EUR/USD: 1:1010.
  • Tại sàn thứ hai, tỷ giá EUR/USD: 1:1000.

Lúc này đây, bạn quyết định hành động giao dịch.

Tại sàn giao dịch thứ hai, bạn tiến hành bán ra một triệu đô la Mỹ để mua 909090 EUR. Sau đó bạn sẽ qua sàn giao dịch thứ nhất để bán tỷ giá EUR mà bạn vừa mua với mức giá 1000090 đô la Mỹ. Thông qua sự chênh lệch giá của hai sàn mà bạn đã thu về được khoản lợi nhuận là 909 đô la Mỹ.

Nếu bán phải chịu mức phí 1,5 pips cho mức phí spread khi giao dịch. Như vậy với việc mua và bán tại hai sàn giao dịch, bạn sẽ mất đi 300 đô la Mỹ. Vậy là bạn vẫn có thể kiếm được mức lãi là 609 đô la Mỹ. Mức giá 10 pips thường sẽ không được xuất hiện nhiều. Nhưng qua đó, bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về các khoản giá chênh nhau từ 1 đến 4 pips trong sàn giao dịch.

Sự chênh lệch giá trị của cùng một sản phẩm tại hai sàn môi giới khác nhau
Sự chênh lệch giá trị của cùng một sản phẩm tại hai sàn môi giới khác nhau

Áp dụng chiến lược kinh doanh chênh lệch giá có thể gặp những rủi ro nào?

Điều kiện để thực hiện chiến lược kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là gì?

Với nội dung được đề cập phía trên, có lẽ rất nhiều nhà giao dịch nghĩ rằng: Chiến lược kinh doanh chênh lệch giá rất là dễ dàng thực hiện phải không nào? Tuy nhiên, thực chất thì nó không hề đơn giản như những gì bạn nghĩ đâu. Bởi vì muốn thực hiện phương pháp này bạn cần phải có đủ 2 điều kiện.

Điều kiện thứ nhất là bạn phải sở hữu một nguồn tiền vốn cực kỳ lớn. Vậy tại sao chúng ta lại phải cần có nguồn vốn lớn như thế? Thông qua các ví dụ mà exness Việt Nam đã đề cập phía trên. Mọi người có thể thấy đó, khoản lợi nhuận mà mọi người thu được thường rất là thấp. Nếu còn phải chi trả cho phí spread thì có khi bạn còn bị âm cả số tiền vốn ban đầu nữa. Do đó để thu được một khoản lợi nhuận cao sau khi phí spread đã được thanh toán thì bạn cần có số vốn lớn.

Điều kiện thứ hai để có thể ứng dụng phương pháp này đó chính là: Bạn cần phải thực hiện giao dịch với hai sàn môi giới tại cùng một thời điểm. Đó chính là lý do tại sao mà người chơi cần phải có những sự tính toán kỹ lưỡng khi áp dụng phương pháp này. Để giảm mức độ rủi ro, hãy tự động hóa các giao dịch của mình để không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào nhé.

Những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra khi dùng phương pháp Arbitrage
Những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra khi dùng phương pháp Arbitrage

Rủi ro thua lỗ có thể xảy ra khi dùng phương pháp Arbitrage

Nếu bạn không nhanh chóng khi sử dụng phương pháp Arbitrage bạn sẽ mất đi cơ hội Iàm giàu. Bởi vì chỉ cần chậm chút thôi nó sẽ khiến cho bạn mất đi cơ hội thực hiện giao dịch tại hai sàn khác nhau. Hay chậm trễ sau khi giá của hai sàn môi giới ngang được điều chỉnh ngang bằng nhau.

Như vậy, bạn sẽ vừa phải chịu mức phí giao dịch mà lại vừa mất đi khả năng kiếm tiền nhờ sự chênh lệch giá. Vậy có những hạn chế nào khi mà sử dụng phương pháp này? Sau đây exness Việt Nam sẽ cung cấp những rủi ro mà bạn có khả năng gặp phải:

Thứ nhất là rủi ro về trượt giá

Để có thể sử dụng phương pháp này thì yếu tố nhanh nhẹn chính là yếu tố quyết định sự thành công. Bởi vì sự chậm trễ sẽ khiến cho bạn gặp phải rủi ro thua lỗ ngay sau khi mà mức giá ngang bằng nhau. Nếu như bạn lựa chọn giao dịch vào thời điểm mà giá cả thị trường đang biến đổi mạnh mẽ. Thì khả năng mức giá giảm sẽ được xảy ra với xác suất cao hơn. Điều này khiến cho bạn sẽ gặp phải những rủi ro thua lỗ khá lớn.

Thứ hai là rủi ro về cạnh tranh

Như sàn exness đã đề cập ở phía trước thì để có thể ứng dụng phương pháp này bạn cần có nguồn vốn khá lớn. Bởi vì khoản lợi nhuận mà bạn thu về thường khá nhỏ. Tuy nhiên một điều mà bạn cần phải biết đó chính là: Có rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn phương pháp này để kiếm lời.

Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh thường sẽ rất khốc liệt. Các sản phẩm mà mọi người thường áp dụng chiến lược này như quỹ, các cặp tỷ giá, tiền tệ. Họ sẽ mua và bán các sản phẩm này qua các sàn giao dịch khác nhau. Chính vì thế hãy cân nhắc kĩ nếu như bạn muốn sử dụng phương pháp này nhé. 

Thứ ba là rủi ro về thanh khoản: Một điều kiện để cho lệnh của bạn được khớp đó chính là: số lượng người bán và người mua cần phải đủ. Thị trường sẽ có tính thanh khoản kém khi mà số lượng hai bên bán và mua không cân bằng với nhau.

Cuối cùng là rủi ro về biến động: So với thị trường Bitcoin thì thị trường ngoại hối luôn luôn biến đổi liên tục giá không ngừng. Nếu sử dụng phương pháp kinh doanh chênh lệch giá, thông thường mọi người chơi đều có tâm lý giống nhau. Đó là họ thường mong muốn rằng những thay đổi về giá sẽ xảy ra với cường độ mạnh. Bởi vì, chỉ có như vậy mới giúp họ có thể thu về được khoản lãi cao hơn. Tuy nhiên nếu như thị trường đi ngược hướng với mong muốn của bạn thì khả năng thua lỗ của bạn sẽ cao hơn.

Kết luận

Arbitrage là gì? Đây là một phương pháp kiếm tiền thông qua sự chênh lệch về giá của hai sàn môi giới khác nhau. Nhìn chung, nếu bạn áp dụng phương pháp này thì bạn sẽ cần một nguồn vốn khá lớn đó. Hãy cùng chờ đón những bài viết thú vị sau của chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé.

Xem thêm:

Hedging là gì? Phương pháp giảm thiểu rủi ro trader nên biết

DCA là gì? Cách sử dụng chiến lược trung bình giá DCA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *