Bearish là gì

Bearish là gì? Chiến lược giao dịch trên thị trường Bearish

Bearish là gì? Đây là một khái niệm khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư trên thị trường giao dịch, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Thuật ngữ này dùng để chỉ thị trường đang trong xu hướng giảm giá. Vậy thị trường trong giai đoạn bearish có đặc điểm gì, các nhà đầu tư sẽ phải làm gì trong giai đoạn đặc biệt ấy? Hãy cùng Exness tìm hiểu xem bearish là gì và tất cả những thông tin liên quan đến thị trường trong giai đoạn bearish nhé.

Bearish là gì? Thị trường bearish là sao?

Như đã nói phía trên, Bearish là khái niệm chỉ thị trường đang trong xu hướng giảm giá. Vì thế trong thị trường bearish (bearish markets), tổng thể cả thị trường nói chung và giá của từng loại tài sản nói riêng đang trong xu hướng giảm thấp xuống so với mức trung bình của nó với một khối lượng giao dịch lớn trong thời gian dài.

Bearish dùng để chỉ thị trường trong xu hướng giảm giá
Bearish dùng để chỉ thị trường trong xu hướng giảm giá

Thời kỳ giảm giá bearish được tính từ khi giá cả thị trường bắt đầu giảm xuống so với giá cao nhất và gần nhất trước đó là 20% trong một khoảng thời gian dài liên tục. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ rơi vào tâm lý lo lắng, bi quan. Họ sẽ có xu hướng bán ra nhanh chóng để có thể chốt lời và giảm thiểu thua lỗ hết sức có thể nhưng điều đó lại càng khiến cho thị trường giảm giá và đi xuống.

Bạn có thắc mắc vì sao thị trường giảm giá lại được minh họa bằng hình ảnh con gấu hay không? Đó là bởi xu hướng biến động của thị trường khi giảm giá khá giống với cách một con gấu tấn công kẻ khác. Nghĩa là dùng sức lực để giáng những đòn mạnh nhất từ trên xuống dưới.

Ngoài việc ám chỉ xu hướng giảm giá của một vài loại tài sản trên thị trường thì thuật ngữ bearish còn được sử dụng để thể hiện sự giảm sút của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra sự suy giảm về giá trị, giá cả hay sự phát triển của một lĩnh vực, ngành nghề, một thị trường nào đó cũng có thể áp dụng thuật ngữ này.

Ngoài ra, bearish còn được dùng để biểu hiện những giai đoạn ngắn hạn hơn, tùy thuộc vào chiến lược giao dịch, đối tượng và khung thời gian sử dụng.

Các giai đoạn thị trường bearish

Giống với thị trường bullish, thị trường bearish cũng mang đầy đủ 3 giai đoạn trong một xu hướng cụ thể, gồm có giai đoạn bắt đầu, cao trào hoặc bùng nổ và cuối cùng là suy thoái. Cụ thể như sau:

Cấu trúc của một xu hướng Bearish
Cấu trúc của một xu hướng Bearish thông thường

Giai đoạn bắt đầu

Khi bước vào giai đoạn này, giá vẫn chưa giảm quá mạnh, có thể vừa giảm nhẹ vừa tích lũy nhằm lấy đà chuẩn bị cho một đợt bùng nổ về giá sắp diễn ra. Thông thường khi một đợt bullish dài hạn qua đi hoặc một đợt tích lũy đi ngang trong một thời gian ngắn thì giai đoạn bắt đầu của bearish mới hình thành.

Giai đoạn cao trào

Trong giai đoạn bắt đầu, giao dịch bán của các nhà đầu tư được thực hiện khá dè chừng. Khi niềm tin về bearish market trở nên mạnh mẽ hơn thì giá sẽ bị kéo xuống sâu hơn do lực bán tăng mạnh. Mức độ giảm của giá sẽ quyết định thời gian dài hay ngắn của giai đoạn này. Nếu mức độ giảm giá cao, giá giảm với lực cực mạnh thì thời gian bùng nổ cũng sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, thời gian bùng nổ sẽ kéo dài hơn trong trường hợp mức độ giảm và lực giảm đều ở mức vừa phải.

Giai đoạn suy thoái

Đến giai đoạn này, tốc độ giảm giá sẽ chậm lại, mức độ giảm cũng bắt đầu giảm dần và thị trường sẽ đảo chiều đi lên khi lực mua cao hơn lực bán.

Đặc điểm và biểu hiện của thị trường bearish

Bearish tác động rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư
Bearish tác động rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư

Đặc điểm thị trường bearish là gì?

Về mặt kỹ thuật, thị trường bearish được nhận dạng thông qua chính hành vi của giá trên biểu đồ. Những đặc điểm cơ bản của hành vi này gồm có:

  • Giá tiếp tục tạo các đỉnh mới và đáy mới thấp hơn
  • Thị trường bearish gồm liên tiếp các đợt giảm giá nối đuôi nhau, các đợt điều chỉnh tăng với lực nhẹ sẽ xen kẽ trong đó nhưng không phá vỡ cấu trúc giảm của toàn bộ xu hướng.
  • So với mức độ tăng của các đợt điều chỉnh ngay trước các đợt giảm giá đó thì động lực giảm và mức độ giảm của có phần cao hơn.

Biểu hiện thị trường bearish là gì?

Bên cạnh những đặc điểm của hành vi giá trên biểu đồ nói trên thì một số yếu tố cơ bản khác cũng góp phần biểu hiện thị trường bearish. Đó có thể là sự thay đổi của các biến số kinh tế, mối quan hệ cung – cầu hay tâm lý của các nhà đầu tư,…

Đầu tiên, nhu cầu mua vào tại thị trường bearish là thấp hơn so với nhu cầu bán ra, khi cung lớn hơn cầu thì giá tất yếu sẽ giảm.

Đối với sàn giao dịch chứng khoán thì thị trường bearish sẽ đem đến cái nhìn bi quan đối với vấn đề tăng trưởng cổ phiếu. Các nhà đầu tư sẽ ở trong tâm lý chán nản, không muốn gia nhập vào thị trường. Họ mong muốn được hoàn vốn và hạn chế thua lỗ hết sức có thể nên thường có xu hướng đổ xô đi bán cổ phiếu. Ngược lại, với loại hình giao dịch margin thì các trader lại có thể tận dụng những đợt giảm giá mạnh khi thị trường bearish để thu về lợi nhuận cho mình.

Forex và chứng khoán có một điểm gặp gỡ như sau: bearish toàn thị trường có thể xảy ra song song với sự thay đổi của một vài biến số kinh tế, thậm chí là các sự kiện chính trị theo chiều hướng tiêu cực. Ví dụ như tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, GDP, biểu tình, chiến tranh, bầu cử,… Đối với chứng khoán, lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với bearish ở thị trường cổ phiếu, nghĩa là lợi nhuận này sẽ giảm sút trong giai đoạn bearish.

Bearish thường tác động lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư. Do đó các phương tiện truyền thông thường ưu ái đưa tin về bearish tại các thị trường tài chính lớn, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán.

Phân loại thị trường Bearish

Bearish trong giai đoạn ngắn hạn

Khi các đợt giảm giá diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn như vài ngày, vài giờ hay thậm chí là vài phút thì thị trường khi đó sẽ được gọi là thị trường bearish ngắn hạn. Đó có thể chính là một đợt điều chỉnh giảm giá khi thị trường đang trong xu hướng tăng bullish hoặc một đoạn giảm giá trong xu hướng tăng chung dài hạn.

Các nhà đầu tư sẽ tiến hành dự đoán thị trường bearish ngắn hạn dựa vào kết quả phân tích kỹ thuật tại biểu đồ giá. Ngoài ra, giá cũng có thể bị tác động tiêu cực trong một thời gian ngắn từ những yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng tâm lý xuất phát từ một sự kiện kinh tế nào đó,…

Ví dụ: Bearish ngắn hạn được thể hiện tại biểu đồ cặp USD/CAD trên khung M15

Bearish trong ngắn hạn
Bearish trong ngắn hạn

Bearish trong thời gian dài hạn

Ngược lại với bearish trong ngắn hạn là bearish trong dài hạn – một xu hướng tổng thể của thị trường diễn ra trong thời gian dài. Giá có thể giảm xuống trong vài tuần, vài tháng và thậm chí kéo dài vài năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, có thể sẽ có giai đoạn giá biến động tăng giảm thất thường, tuy nhiên xu hướng chung của thị trường vẫn là giảm.

Trong đầu tư chứng khoán, thị trường bearish phản ánh thái độ bi quan của các nhà giao dịch. Những kết quả tiêu cực thời điểm đó khiến họ mất niềm tin vào kết quả kinh doanh mà công ty sẽ đạt được trong tương lai. Một số nhà đầu tư lại cho rằng so với giá trị nội tại của cổ phiếu công ty thì giá hiện tại của chúng đang ở mức quá cao.

Còn đối với thị trường forex, các trader lại tin rằng đồng tiền quốc gia của họ sẽ bị mất giá do ảnh hưởng tiêu cực của những sự kiện kinh tế, chính trị diễn ra trong thời điểm đó. Niềm tin đó của các nhà đầu tư sẽ chi phối nhu cầu bán ra, giá bán ra sẽ có xu hướng cao hơn so với giá mua vào và điều này lại càng làm cho thị trường giảm giá thấp hơn mức trung bình.

Ví dụ: 2020 là 1 năm thị trường xu hướng bearish của cặp tiền USD/CAD

Thị trường bearish có thể diễn ra dài hạn
Thị trường bearish có thể diễn ra dài hạn

Bearish trong toàn thị trường, toàn nền kinh tế

Chỉ số chứng khoán index là chỉ số phản ánh tình trạng của một ngành nghề cụ thể. Ví dụ US30 đại diện đã phản ánh sức khỏe ngành công nghiệp Mỹ. Hay VN Index đại diện cho thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh nói riêng và toàn bộ thị trường Việt Nam nói chung.

Nếu US30 có xu hướng giảm trong năm vừa qua thì đồng nghĩa với việc thị trường công nghiệp Hoa Kỳ thời gian vừa rồi là một thị trường bearish. Hay chúng ta có thể kết luận rằng thị trường chứng khoán của Việt Nam trong năm vừa qua có xu hướng giảm khi chỉ số VN Index liên tục giảm sút.

Mặc dù tổng thể toàn bộ ngành hay thị trường đang trong xu hướng giảm giá chung nhưng không phải cổ phiếu nào cũng trong tình trạng bearish. Sẽ có một bộ phận không có xu hướng cụ thể hoặc trong xu hướng tăng trưởng bullish.

Trong toàn bộ nền kinh tế, khái niệm thị trường bullish dùng để chỉ những biến số kinh tế. Bao gồm những yếu tố như tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, cán cân thương mại, lãi suất, GDP,… đang theo xu hướng tiêu cực hóa.

Ví dụ: Xu hướng Bearish của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua chỉ số VN Index vào giai đoạn 2018 – 2020.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường bearish
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường bearish

Chiến lược giao dịch hiệu quả khi thị trường bearish – Thị trường chứng khoán

Khi thị trường trong giai đoạn bullish thì các nhà giao dịch có thể áp dụng chiến lược giao dịch thuận xu hướng cho cả thị trường forex lẫn thị trường chứng khoán. Tuy nhiên đối với những nhà đầu tư chứng khoán thì chiến thuật này lại bất khả thi nếu đang trong một thị trường bearish.

Trong thị trường bullish, việc các nhà đầu tư chứng khoán tham gia vào một vị thế bán chính là một phương án đóng thể nhằm giúp họ giảm thua lỗ hoặc chốt lợi nhuận. Nó hoàn toàn không phải là một chiến lược để mang về nhiều lợi nhuận hơn nữa.

Khi thị trường bearish, các nhà đầu tư chứng khoán thường áp dụng hai chiến lược đầu tư phổ biến là phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn (Option contract) và bán khống (short selling). Đây là hai chiến lược khá hiệu quả được nhiều nhà đầu tư sử dụng.

Đầu tư tại thị trường chứng khoán là một chiến lược giao dịch không thể bỏ qua khi bearish
Đầu tư tại thị trường chứng khoán là một chiến lược giao dịch không thể bỏ qua khi bearish

Bán khống chứng khoán

Thế nào là bán khống? Chiến lược này được thực hiện bằng cách các nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu với giá hiện tại của thị trường, những cổ phiếu này được họ vay mượn từ công ty chứng khoán. Tiếp theo khi đợt giảm giá tới, họ sẽ mua lại số cổ phiếu mà mình đã bán, sau đó hoàn trả lại cho công ty chứng khoán.

Lúc này, mức giá bán ra và mức giá mua vào sẽ có những chênh lệch nhất định và mức chênh lệch đó chính là lợi nhuận thu về của các nhà đầu tư. Đương nhiên, lợi nhuận này chưa bao gồm phí hoa hồng, phí giao dịch hay lãi suất vay,…

Tuy nhiên khả năng rủi ro của chiến lược đầu tư này là khá cao. Bởi nếu thị trường không giảm xuống như dự đoán của bạn thì bạn sẽ phải gánh chịu khoản thua lỗ lớn từ mức chênh lệch giá mua bán. Cùng với đó, bạn cũng phải gánh chịu các loại phí giao dịch hay lãi suất vay mượn, thậm chí là rủi ro từ việc công ty chứng khoán thu hồi cổ phiếu sớm,… Chỉ khi thị trường giảm theo đúng mong muốn của bạn thì bạn mới có thể thu về lợi nhuận chênh lệch.

Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn

Khi giá xuống trong thị trường bearish, các nhà đầu tư chứng khoán có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro.

Nếu các nhà đầu tư dự đoán thời gian tới giá cổ phiếu sẽ giảm xuống và họ đang nắm giữ cổ phiếu trong tài khoản của mình thì danh mục này sẽ cần phải được bảo vệ thông qua việc mua quyền chọn bán (Mua Put Option). Khi nắm quyền chọn này, nhà đầu tư được phép bán số cổ phiếu đang sở hữu trong tài khoản với mức giá đã được định trước sau một khoảng thời gian nhất định.

Nếu giá cổ phiếu giảm thì họ có thể bán chúng với mức giá cao hơn thay vì phải bán ra với mức giá thấp nhằm hạn chế thua lỗ. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu đi theo xu hướng tăng thì các nhà đầu tư có quyền bán cổ phiếu với mức giá thị trường chứ không cần tuân thủ theo mức giá đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp này, họ sẽ mất một khoản tiền để mua Put Option.

Chiến lược giao dịch hiệu quả khi thị trường bearish – Thị trường forex

Chiến lược thuận xu hướng

Như các bạn đã biết, khi thị trường bearish thì cách tốt nhất để có một chiến lược giao dịch đạt hiệu quả cao là thực hiện giao dịch thuận xu hướng. Có nghĩa là bạn sẽ cần tìm kiếm cơ hội mang về lợi nhuận từ các đợt giảm giá mạnh trong xu hướng giảm, chờ đợi cơ hội phù hợp để vào lệnh Sell. Bởi các giao dịch đảo chiều sẽ diễn ra phức tạp với mức độ rủi ro cao hơn.

Bạn hãy thực hiện chiến lược thuận xu hướng khi thị trường bearish theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Xác định thị trường bearish

Có khá nhiều phương pháp và công cụ để bạn có thể thực hiện việc nhận diện, xác định thị trường bearish. Bạn hãy căn cứ vào phong cách giao dịch để lựa chọn cho mình các công cụ phù hợp, cụ thể như sau:

Sử dụng chỉ báo kỹ thuật để xác định thị trường bearish

Hiện tại, các trader thường sử dụng Indicators để xác định được chính xác xu hướng của thị trường. Một số indicators phổ biến gồm có MACD, MA, Bollinger Bands,… Tuy nhiên công cụ được coi là phổ biến cũng như dễ sử dụng nhất là đường trung bình động MA. Đường MA cũng có tính chất gần như tương đương với tính chất của thị trường bearish.

Đường MA cho thấy các giá trị trung bình của giá trong lịch sử theo các giai đoạn nhất định. Trường hợp giá liên tục nằm thấp hơn so với đường MA thì có nghĩa là giá đang giảm so với mức trung bình trong lịch sử của giá đó.

Ngoài ra, đường trung bình trượt đơn giản SMA cũng chính là một công cụ để các bạn có thể xác định được xu hướng của thị trường. Các chiến lược giao dịch dài hạn hoặc ngắn hạn sẽ tác động đến chu kỳ của chỉ báo. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn những chu kỳ lớn khi xác định xu hướng chung của thị trường. Những chu kỳ này có thể được xác định trên những khung thời gian lớn trên khung D1 như SMA (50), SMA (100).

Mức độ giảm giá càng cao thì đường giá càng cách xa đường SMA ở phía bên dưới. Tại giai đoạn cao trào của xu hướng sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng này. Ngược lại, ở hai đầu của xu hướng là giai đoạn bắt đầu và suy thoái thì giá sẽ có xu hướng chạm vào đường SMA tại các đợt điều chỉnh tăng và vẫn giữ vị trí bên dưới. Xu hướng này cũng xảy ra với giá khi thị trường ở mức độ thấp hoặc vừa phải.

Ví dụ: Biểu đồ cặp USD/JPY như hình dưới. Xác định thị trường bearish bằng SMA (50) trên khung thời gian D1

Biểu đồ cặp tiền tệ USD/JPY
Biểu đồ cặp tiền tệ USD/JPY

Ta có chu kì như sau: ở giai đoạn bắt đầu, giá nằm dưới đường SMA nhưng mức giảm của giá chưa cao nên giá ở vị trí gần sát với SMA. Đến giai đoạn cao trào, mức độ giảm cao do lực bán tăng mạnh, do đó đường giá càng lúc càng xa đường SMA. Đến giai đoạn suy thoái cuối cùng, giá vẫn nằm ở vị trí bên dưới nhưng sẽ tiến lại gần SMA hơn rồi cắt và nằm hẳn phía trên SMA.

Sử dụng price action để xác định thị trường

Price action là khái niệm chỉ một phương pháp phân tích hành động giá. Phương pháp này sẽ sử dụng các công cụ như biểu đồ giá và sự quan sát, nhận định của các nhà đầu tư nhằm xác định thị trường sẽ đi theo xu hướng chung nào.

Các yếu tố như chuyển động của giá trên biểu đồ sẽ là cơ sở để chúng ta xác định thị trường đang trong xu hướng giảm bởi đó sẽ là những đặc điểm phản ánh tính chất của thị trường bearish, cụ thể: 

  • Giá sẽ di chuyển tạo đáy và đỉnh sau thấp hơn đáy và đỉnh trước.
  • Những đợt điều chỉnh tăng nhẹ sẽ xen kẽ trong các đợt giảm giá mạnh của thị trường.

Ví dụ: Biểu đồ cặp tỷ giá USD/CAD như hình sau. Thị trường bearish được xác định thông qua phương pháp price action trên khung thời gian D1.

Biểu đồ cặp tỷ giá USD/CAD
Biểu đồ cặp tỷ giá USD/CAD

Khi đã xác định được xu hướng chung của thị trường thì các bạn sẽ thực hiện từng bước giao dịch tiếp theo.

Bước 2: Vào lệnh

Nếu bạn tận dụng được những điều chỉnh tăng của thị trường hoặc những đợt pullback thì bạn có thể vào lệnh tại những thời điểm đẹp và hợp lý.

Khi các đợt điều chỉnh tăng kết thúc thì bạn hãy vào lệnh ngay lúc đó bởi đây chính là thời điểm đẹp nhất, khi giá bắt đầu giảm xuống theo xu hướng chung. Tỷ lệ Rich:Reward nếu áp dụng cách thức vào lệnh này cũng khả quan hơn so với thông thường.

Có một vài công cụ hỗ trợ bạn trong việc xác định tín hiệu vào lệnh, bao gồm:

  • Đường trung bình di động MA: Ngay khi giá bắt đầu điều chỉnh tăng và chạm vào MA thì bạn hãy vào lệnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên bạn nên chờ đợi tín hiệu xác nhận của một cây nến giảm để việc vào lệnh được chắc chắn hơn.
  • Đường trendline: Nếu có thể vẽ được đường trendline của xu hướng giảm thì khi giá điều chỉnh tăng, chạm vào trendline và quay đầu đi xuống trở lại, hãy đặt lệnh tại chính thời điểm đó.
  • Mô hình nến đảo chiều: Nếu giá vẫn đang điều chỉnh tăng nhưng không chạm vào đường MA hay trendline như các trường hợp trên thì các bạn có thể căn cứ vào các tín hiệu đến từ các mô hình giá đảo chiều giảm như Bearish Engulfing, Bearish Reversal Pin bar, Tweezer Top, Gravestone Doji,… để đặt lệnh.

Bước 3: Đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss

Trong bất cứ chiến lược giao dịch nào, bạn cũng đừng bỏ qua thao tác đặt lệnh cắt lỗ nhé.

  • Vào lệnh với MA: Nếu bạn vào lệnh bằng đường MA thì hãy đặt Stop Loss phía bên trên của đường này tại chính vị trí vào lệnh.
  • Vào lệnh với trendline: Nếu bạn vào lệnh bằng trendline thì Stop Loss sẽ được đặt tại vị trí vào lệnh ngay phía trên trendline.
  • Vào lệnh bằng mô hình nến đảo chiều: Nếu bạn vào lệnh bằng mô hình này thì có thể đặt lệnh ngay trên mức giá cao nhất của nó. Tuy nhiên mỗi mô hình sẽ có những cách cắt lỗ nhất định nên hãy chú ý vào từng loại mô hình riêng biệt để đặt lệnh cho phù hợp nhé.

Bước 4: Đặt chốt lời Take Profit

Các bạn có thể chốt lời bằng cách sử dụng tín hiệu đảo chiều xu hướng. Ví như khi giá cắt MA hoặc trendline từ dưới lên,… hoặc thời điểm đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Chiến lược đa lệnh kết hợp với trailing stop

Nếu bạn có thể chớp thời cơ phù hợp tại giai đoạn bắt đầu hoặc khi giai đoạn cao trào vừa nhen nhóm thì mới nên sử dụng chiến lược này.

Bạn thực hiện các bước như sau: Sau khi đặt xong một lệnh, nếu có tín hiệu vào lệnh tiềm năng nữa xuất hiện thì bạn tiếp tục đặt thêm lệnh tại đó. Các bước thực hiện cũng tương tự như hướng dẫn phía trên. Hãy chú ý dời vị trí của stop loss lệnh đầu tiên sang chính vị trí này của lệnh thứ hai và tương tự đối với những lệnh sau đó.

Lưu ý: Bạn cần phải xem mức độ giảm của xu hướng tại giai đoạn bùng nổ ở giữa khi áp dụng chiến lược này. Bởi so với mức độ giảm cao và thời gian ngắn thì chiến lược đa lệnh sẽ khả thi hơn trong trường hợp mức độ giảm vừa phải và thời gian bùng nổ kéo dài.

Ví dụ: Biểu đồ cặp tỷ giá NZD/USD như hình sau. Xác định thị trường bearish bằng việc áp dụng chiến lược đa lệnh kết hợp với trailing stop ở khung thời gian D1

Biểu đồ cặp tỷ giá NZD/USD
Biểu đồ cặp tỷ giá NZD/USD

Giá bắt đầu tạo thành các đỉnh và các đáy thấp hơn sau khi giá giao đường SMA (50) theo chiều trên xuống dưới. Điều này đồng nghĩa thì trường đang dần chuyển sang xu hướng bearish – Xu hướng giảm.

  • Kích hoạt lệnh Sell 1 ngay sau khi giá điều chỉnh xu hướng tăng và giao đường SMA (50). Cùng lúc đó, mô hình nến đảo chiều Evening Star xu hướng giảm xuất hiện, giúp củng cố tín hiệu đi xuống của giá. Lúc này, vào ngay lệnh sau khi nến Evening Star kết thúc và đặt Stop Loss 1 ngay mức giá cao nhất.
  • Thời gian tiếp đó thì giá giảm mạnh trong thời gian ngắn và có khoảng cách khá xa so với đường SMA. Nhận định lúc này bearish market đang ở giai đoạn cao trào. Giá sẽ hầu như không tiếp xúc đường MA, vì vậy mà cá trader nên tìm tín hiệu bằng các công cụ khác để vào lệnh.
  • Giá có dấu hiệu điều chỉnh tăng thì xuất hiện mô hình đỉnh nhíp dạng đảo chiều giảm. Đây chính là thời cơ để kích hoạt lệnh Sell 2. Đợi khi mô hình đảo chiều giảm đỉnh nhíp kết thúc thì đặt ngay Sell 2 và vào Stop-loss 2 ngay bên trên mô hình. Cùng lúc đó, trader dời lệnh Stop Loss 1 đến ngay vị trí Stop-loss 2.
  • Tình huống mô hình Evening Star xuất hiện tiếp tục cũng là tín hiệu nên kích hoạt Sell 3 và lệnh Sell 4 khi xuất hiện mô hình đảo chiều giảm đỉnh nhíp. Khá tương tự so với khi vào lênh Sell 1 và Sell 2.
  • Để ý thì sau đó sẽ có 2 tín hiệu để các trader vào lệnh Take Profit. Dựa vào thời điểm xuất hiện mô hình đảo chiều tăng đáy nhíp, báo hiệu chu kỳ đã kết thúc hoặc giá đã phá vỡ đường SMA theo xu hướng tăng bằng 1 cây nến tăng thân dài. Lúc này, trader nên take profit ngay sau khi cây nến này đóng cửa.

Một số mẫu mô hình Bearish phổ biến

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu Bearish là gì rồi đúng không nào? Vì thế hãy cùng khám phá những mô hình Bearish đang phổ biến trên thị trường hiện nay nhé.

Bearish Engulfing là gì?

Mô hình này gồm có nến trắng và đen (xanh – đỏ) với ý nghĩa là bearish đang bị nhấn chìm giảm giá. Nến trắng khá dễ bị nhấn chìm bởi nó không quan trọng về kích thước. Thị trường sẽ căng đảo ngược trong trường hợp nến thứ hai mang màu đen và dài mỗi lúc một lớn. Khi nến đen nhấn chìm bóng nến thì đó được coi là thời điểm lý tưởng nhất, tuy nhiên nó rất ít khi xuất hiện từ 2 nến trở lên.

Sau khi tăng, áp lực mua sẽ được tạo nên và chứng khoán được thúc đẩy để mở lên mức nóng trước đó. Giá sẽ bắt đầu được đẩy xuống sau khi người bán vào sau thời gian đó. Khi thân nến của ngày hôm trước bị áp đảo bởi nến thứ 2 thì sẽ có một sự đảo ngược ngắn hạn có tiềm năng được tạo ra.

Mô hình bearish engulfing là mô hình khá phổ biến trong giao dịch
Mô hình bearish engulfing là mô hình khá phổ biến trong giao dịch

Bearish Dark Cloud Cover là gì?

Mô hình này cũng được tạo ra bởi hai nến như trên, được biết đến với tên gọi “mây đen che phủ”. Có hai trường hợp xuất hiện mô hình này:

  • Khi cả hai nến đầu có thân lớn và bóng nến nhỏ hoặc không nhìn rõ bóng nến.
  • Khi nến đen đóng ở bên dưới điểm giữa của thân nến trắng và ở trên mức đóng cửa trước đó. Điều kiện cho sự đảo ngược sẽ là mức đóng cửa trên điểm này.

Mô hình này tương tự giống như mô hình đầu tiên. Nếu sau khi mở nó bị buộc giá cao hơn bởi áp lực mua thì trên thân nến trắng, nó sẽ tạo ra một khoảng cách mở vừa đủ. Sau khi đẩy giá thấp hơn và giá mở tăng mạnh thì người bán sẽ tiến hành đi vào mô hình này.

Mô hình Dark Cloud Cover
Mô hình Dark Cloud Cover

Harami Bearish là gì?

Đây là mô hình được tạo nên bởi 4 kết hợp cụm nến cùng với 2 nến, được gọi là mô hình giảm giá, trong đó:

  • Thân nến thứ hai được bao bọc bởi nến đầu tiên
  • Thân nến đầu tiên sẽ to lớn

Các Harami sẽ xác định tăng hoặc giảm phụ thuộc vào xu hướng trước đó. Chúng vẫn sẽ giống nhau khi mô hình đảo chiều tăng hoặc giảm. Dù nến đầu tiên có màu gì thì khả năng đảo ngược xảy ra sẽ là khá cao nếu như thân nến thứ 2 càng nhỏ.

Mô hình Harami Bearish
Mô hình Harami Bearish

Shooting Star là gì?

Mô hình này được tạo nên bởi một nến có thân nhỏ và bóng dưới ngắn hơn bóng trên, nó còn được gọi là ngôi sao băng. Trong đó, chiều dài của thân nến ngắn gấp đôi so với kích thước của bóng nến.

Cây nến ở vào vị trí ngôi sao sẽ phải đảm bảo khoảng cách xa so với cây nến trước. Tuy nhiên nhiều trường hợp ở dưới mức đóng trước cũng có thể hình thành sao băng. Do đó việc linh động trong giao dịch là hết sức cần thiết.

Mô hình Bearish Shooting Star là gì?
Mô hình Bearish Shooting Star là gì?

Evening Star là gì?

Đây là một mô hình gồm ba nến, được gọi là sao buổi tối, gồm có:

  • Nến dài và màu trắng là nến thứ nhất
  • Nến nhỏ hơn màu đen là nến tiếp theo, so với mức đóng cửa của nến trước đó sẽ có một khoảng cách.
  • Nến dài màu đen

Với mô hình này, nến đầu tiên sẽ được xác định và nhận áp lực mua mạnh với xu hướng tăng. Khả năng đảo ngược có thể được nhận thấy thông qua sự chậm lại hoặc chấm dứt của bearish sau khoảng cách với một nến có hình dạng nhỏ.

Mô hình nến Bearish Evening Star là gì?
Mô hình nến Bearish Evening Star là gì?

Kết luận

Như vậy, bạn đã hiểu bearish là gì và nắm bắt được những thông tin liên quan về thị trường bearish chưa. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có được những giao dịch thành công dù thị trường đang ở bất cứ xu hướng nào. Chúc bạn sẽ mang về cho mình nhiều lợi nhuận như mong đợi.

Xem thêm:

Bullish là gì? Chiến lược giao dịch trên thị trường Bullish

Bull trap – Bear trap là gì? Cách giao dịch hiệu quả

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *