Bond Yield là gì

Bond Yield là gì? Chiến lược đầu tư lợi suất trái phiếu thông minh

Bond Yield là gì? Bond Yield hay còn gọi là lợi suất trái phiếu thể hiện khoản lợi nhuận mà các trader khi đầu tư vào trái phiếu sẽ được nhận về. Việc đầu tư lợi suất trái phiếu không khó nhưng cũng sẽ không dễ dàng gì nếu như trader không nắm được bản chất và các chiến lược đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, sàn giao dịch Exness sẽ chia sẻ đến các trader những nội dung liên quan đến Bond Yield – lợi suất trái phiếu nổi bật, thú vị và bổ ích nhất.

Bond Yield là gì? Như thế nào là lợi suất trái phiếu?

Chi tiết về Bond Yield và các thông tin liên quan
Chi tiết về Bond Yield và các thông tin liên quan

Trái phiếu

Trái phiếu được biết đến là một loại chứng khoán mang lại thu nhập cố định mà chính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành với mục đích huy động vốn. Các trader có thể tiến hành mua trái phiếu với mục đích sinh ra lợi tức đầu tư và các trái phiếu này sau đó sẽ trả lãi lại cho các trader.

Lợi tức

Theo thuật ngữ chuyên ngành thì lợi tức có nghĩa là khoản tiền lãi từ một khoản đầu tư.

Lợi suất trái phiếu

Lợi tức trái phiếu là một cụm từ đề cập đến tiền lãi mà các trader sẽ được nhận dựa vào việc đầu tư vào các trái phiếu.

Những thuật ngữ cơ bản cần biết khi đầu tư trái phiếu

Các thuật ngữ cơ bản không thể bỏ qua khi đầu tư Bond Yield
Các thuật ngữ cơ bản không thể bỏ qua khi đầu tư Bond Yield

Tổ chức phát hành

Tổ chức phát hành hay còn gọi là chủ thể sẽ phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn. Chủ thể phát hành ở đây có thể là doanh nghiệp, chính phủ hoặc là các chủ thể khác đang cần huy động vốn.

Trái chủ

Trái chủ sẽ là các nhà đầu tư mua trái phiếu. Thông qua đây, sẽ cho tổ chức phát hành mượn tiền.

Mệnh giá

Mệnh giá được hiểu là lượng tiền mà một tổ chức phát hành đi mượn và cam kết rằng sẽ hoàn trả lại cho trái chủ khi đến ngày đáo hạn. Thuật ngữ ngày còn có tên gọi khác là tiền gốc.

Lãi suất Coupon

Thông thường, phần lãi suất chi trả cho trái phiếu sẽ thể hiện dưới dạng phần trăm của mệnh giá. Cho đến khi trái phiếu đến ngày đáo hạn, mức lãi suất sẽ được giữ ở mức cố định tại thời điểm phát hành trái phiếu và đến kỳ sẽ được chi trả.

Ngày đáo hạn

Ngày đáo hạn sẽ là ngày hay mốc thời gian mà tổ chức phát hành đã cam kết hoàn trả lại phần giá trị danh nghĩa của trái phiếu đã mua cho trái chủ. Ngày đáo hạn có thể là ngắn hạn (nhỏ hơn một năm) hoặc cũng có thể là dài hạn (từ 30 năm trở lên).

Mối quan hệ giữa trái phiếu và lợi tức

Giữa trái phiếu và lợi tức có một mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch đảo. Khi giá của trái phiếu thấp hơn so với mệnh giá thì sẽ khiến cho lợi tức trái phiếu sẽ cao hơn mức lãi suất coupon. Và hiển nhiên khi giá trái phiếu mà cao hơn so với mệnh giá thì lợi tức trái phiếu khi đó sẽ thấp hơn so với lãi suất coupon.

Mối quan hệ cơ bản giữa lợi tức và trái phiếu
Mối quan hệ cơ bản giữa lợi tức và trái phiếu

Chính vì thế mà công thức để tính lợi tức trái phiếu sẽ có sự phụ thuộc lớn vào giá của trái phiếu cũng như lãi suất coupon. Khi giá trị của trái phiếu giảm thì lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên và ngược lại khi giá trái phiếu tăng lên thì lợi suất của trái phiếu sẽ giảm xuống.

Cách tính lợi suất trái phiếu đơn giản nhất

Đối với tổ chức phát hành trái phiếu thì trái phiếu chính là một khoản vay. Với khoản cho vay này, các trader sẽ kiếm được lợi tức dựa vào vòng đời của khoản cho vay đó và sẽ nhận về giá trị danh nghĩa cho đến khi khoản vay này đáo hạn. Các trader có thể tiến hành mua trái phiếu theo một mức giá chiết khấu nhất định hoặc một mức giá cao nào đó. Điều này sẽ làm cho khoản lợi tức mà các trader kiếm được bị thay đổi.

Như vậy, công thức tính Bond Yield là gì? Công thức tính sẽ được dựa vào hai số liệu đó là phần giá của trái phiếu và phần thanh toán coupon trái phiếu mỗi năm. Trong đó, lãi suất coupon được hiểu là phần lãi suất thường niên tại thời điểm mua đã được thiết lập sẵn. Còn khoản thanh toán lãi suất coupon sẽ được tính toán theo cách tính đó là cộng gộp các khoản tiền lãi mà trader kiếm được hàng năm.

Ngoài ra, giá của trái phiếu cũng sẽ là giá đang hiện hành. Hiểu một cách đơn giản nhất thì trader chỉ cần lấy khoản thanh toán coupon đem đi chia cho mệnh giá của nó thì sẽ ra được lợi suất của trái phiếu.

Tuy nhiên, công thức có một nhược điểm đó là nó sẽ không tính đến khoản giá trị thời gian của dòng tiền, tần suất thanh toán hoặc giá trị đáo hạn. Từ đó, việc cung cấp lợi suất trái phiếu cho trader sẽ không có tính chính xác cao và chỉ mang lại một con số ước tính mà thôi.

Cách tính lợi suất trái phiếu nhanh chóng và chính xác nhất
Cách tính lợi suất trái phiếu nhanh chóng và chính xác nhất

Xếp hạng trái phiếu sẽ có sự dao động bắt đầu từ “AAA”. Điều này sẽ biểu thị rằng trái phiếu cấp đầu tư sẽ mang rủi ro thấp và sẽ chạy đến mức “D”. Trong đó, mức “D” sẽ biểu thị trái phiếu “rác” có rủi ro cao nhất hoặc trái phiếu vỡ nợ. Khi trái phiếu có sự thay đổi về giá thì tương tự lợi tức của nó cũng sẽ có sự thay đổi theo. Chẳng hạn như trái phiếu mà trader mua có mệnh giá là 1.000 USD và coupon 10%, đồng thời trái phiếu này trên thị trường đang được bán ra với mức giá 800 USD.

Với tình huống này, trái phiếu đang được bán ra thấp hơn so với mệnh giá hoặc là mức giá bán chiết khấu. Chẳng hạn trái phiếu này bán với mức giá 800 USD, lợi tức chi trả sẽ là 100 USD/800 USD, tương ứng với 12,5%. Còn nếu như trái phiếu bán với giá 1000 USD thì lợi tức nhận về sẽ là 8,33%, tức là 100 USD/1200 USD. Như vậy, có thể thấy được rằng dù cho trái phiếu ở trên thị trường đang có mức giá là bao nhiêu đi nữa thì coupon vẫn sẽ được giữ nguyên. Điển hình như ở ví dụ này, người đang nắm giữ trái phiếu vẫn hoàn toàn nhận được 100 USD vào mỗi năm.

Những loại lợi suất trái phiếu chính

Đối với việc ước tính lợi suất được tạo ra bởi trái phiếu, lãi suất coupon cũng như lợi suất hiện hành có vai trò vô cùng quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng cũng sẽ tồn tại một vài hạn chế khác. Những yếu tố này sẽ không tính đến khoản giá trị tiền lãi tái đầu tư. Trong trường hợp trái phiếu bị hủy bỏ sớm thì chúng cũng sẽ không có đủ các dữ kiện để đánh giá hoặc tính lợi tức tối thiểu.

Như vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác nhất trong các tình huống đó thì trader cần phải biết cách thức tính lợi suất nâng cao. Lúc này, trader có thể xem xét đến những loại lợi tức khác nhau như sau:

Lợi suất hiện hành

Lợi suất hiện hành chính là lãi suất coupon. Nó biểu thị cho lãi suất mỗi năm. Mức lãi suất này sẽ được cố định ở tại từng thời điểm phát hành trái phiếu và đồng thời trong suốt thời gian của trái phiếu cũng sẽ không thay đổi.

Cách tính lợi suất hiện hành sẽ bằng lợi tức coupon của trái phiếu chia cho giá thị trường ở hiện tại. Lợi suất hiện hành sẽ có sự dao động tương đương với sự thay đổi của giá thị trường ở hiện tại của trái phiếu.

Tính toán lợi suất hiện hành với công thức tính đơn giản nhất
Tính toán lợi suất hiện hành với công thức tính đơn giản nhất

Lợi suất đáo hạn – YTM

Lợi suất đáo hạn, viết tắt YTM được hiểu như là một thước đo cực kỳ quan trọng đối với các trader bởi vì nó sẽ giúp trader xác định được mức lãi suất trên tổng thể mà các trader đang nắm giữ trái phiếu cho đến thời gian đáo hạn. Ngoài ra, lợi suất đáo hạn cũng là một tỷ lệ chiết khấu cân bằng giữa giá trị của dòng tiền hiện tại ở trong tương lai của trái phiếu. Trong đó nó sẽ gồm có các khoản thanh toán coupon cũng như là khoản giá trị đáo hạn cùng với giá ở thị trường hiện tại của nó. Đây được xem như là một quá trình mà trader đạt được sau khi trải qua nhiều lần tính toán bị sai sót và quá trình này cũng sẽ được phần mềm tài chính tính toán. Công thức tính sẽ được chia sẻ dưới đây, trader hãy tham khảo thêm nhé.

Chẳng hạn như mệnh giá của một trái phiếu là 10.000 USD và trader mua vào trái phiếu này ở mức 90. Tức là trader sẽ phải trả một khoản tương đương 90% mệnh giá hay 9.000 USD. Với trường hợp này, thời gian đáo hạn trái phiếu được giả sử là 5 năm.

Như vậy, lợi suất hiện hành của trái phiếu sẽ bằng: 600$ lãi suất hàng năm / 9.000$ * 100 = 6,7%.

Các thông tin cơ bản về lợi suất đáo hạn
Các thông tin cơ bản về lợi suất đáo hạn

Tuy nhiên, trader cũng cần lưu ý rằng lợi suất đáo hạn có khả năng sẽ cao hơn thế bởi vì trader vẫn kiếm được lãi suất thông qua cách thức tái đầu tư 600 USD nhận được mỗi năm. Nếu như giả định lợi suất khi trái phiếu đáo hạn vẫn vậy thì trader sẽ nhận về 10.000 USD, tức so với số tiền mà trader đã trả thì nó sẽ cao hơn 1.000 USD.

Điều quan trọng mà trader cần chú ý đó là YTM có khả năng sẽ khác so với mức lãi suất coupon trái phiếu và cũng cần lưu tâm hơn đến việc giả định các khoản thanh toán tiền gốc và coupon đều được thực hiện đúng thời hạn. Trong đó, thuế và các phí môi giới liên quan trực tiếp đến việc mua trái phiếu của trader sẽ không được YTM xem xét đến. Đặc biệt, thông thường cách tính YTM cũng giả định rằng cổ tức sẽ được tái đầu tư trở lại.

Khi không bàn đến các hạn chế thì trader có thể thấy YTM vẫn sẽ là một thước đo cực kỳ hữu ích dành cho các trader đầu tư vào trái phiếu bởi nó giúp trader so sánh được các loại trái phiếu khác nhau cũng như từ đó thu về các khoản lợi nhuận tiềm năng hơn.

Lợi suất thu hồi – YTC

Khi trader đầu tư vào trái phiếu có khả năng thu hồi thì lợi suất thu hồi hay YTC chính là một thước đo cần được xem xét đến. Trái phiếu có khả năng thu hồi sẽ cho phép các tổ chức phát hành trái phiếu hoàn trả lại các khoản trái phiếu sớm hơn so với thời gian dự kiến. Từ đó, lợi tức của trái phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Lợi suất thu hồi có cách tính tương tự như lợi suất đáo hạn, tuy nhiên sẽ không sử dụng ngày đáo hạn thì công thức YTC sẽ sử dụng tại ngày có lệnh thu hồi cũng như giá trị mua lại. Công thức tính YTC này sẽ được tính tại thời điểm đầu tiên khi mà tổ chức phát hành tiến hành mua lại các trái phiếu.

Trái phiếu hoàn toàn được phép có ngày thu hồi khác nhau cũng như tiếp tục được trải lãi vào ngày đã được dự tính cho đến ngày đáo hạn hoặc là chỉ chi trả khoản lãi vào hàng năm. Nếu như giá của trái phiếu gia tăng lên cao hơn mệnh giá và giao dịch cũng sẽ ở mức cao hơn thì khi đó cơ hội để trader nhận được quyền mua sớm cũng sẽ cao hơn. Sau đó, tổ chức phát hành hoàn toàn có thể phát hành các trái phiếu mới theo một mức lãi suất thấp hơn so với trước dù cho có thu hồi giá sớm thì cũng dao động ở quanh mức cao này theo như điều kiện và điều khoản ban đầu đã được quy định.

Để tính toán phần lợi tức tiềm năng có thể thu hồi của trái phiếu thì các trader cần phải biết cách đánh giá các lợi tức khác nhau để đánh giá cũng như thu hồi lợi suất đáo hạn. Quan trọng hơn nữa là trader cần phải xem xét lại phạm vi lợi nhuận có sẵn để nắm rõ được điều gì là hiệu quả và khả thi nhất.

Chẳng hạn như công ty phát triển dự án bất động sản Ridgeways vừa phát hành trái phiếu cùng với mức lãi suất cố định và vào ngày 30 tháng 12 năm 2025 sẽ đáo hạn. Trái phiếu ở hiện tại đang tiến hành giao dịch ở mức cao hơn so với mệnh giá là 2,50 USD. Vì vậy, hằng năm sẽ có lợi suất đáo hạn là 6,82%. Tuy nhiên, thời điểm thu hồi sẽ có hai thời điểm được thể hiện ở bảng sau đây:

Thời điểm 1: Giá mua trái phiếu lãi suất cố định 102.5 USD

Thời điểm

Lợi suất hàng năm

Mô tả

Giá trả cho các nhà đầu tư

31/12/2023

7,60%

Ngày thu hồi đầu tiên

103,00$

31/12/2024

7,07%

Ngày thu hồi thứ hai

101,50$

31/12/2025

6,82%

Ngày đáo hạn

100$

Trong tình huống này, lợi suất đáo hạn và lợi suất trái phiếu xấu nhất sẽ đều là 6,82% mỗi năm. Tuy nhiên, trader cần lưu ý rằng khi giá thay đổi thì lợi suất trái phiếu cũng sẽ có sự thay đổi theo.

Ví dụ như giá mua từ 102.5 USD tăng lên 106 USD thì lợi tức giữa hai thời điểm này sẽ có sự khác nhau. Khi đó, thay vì lợi suất đáo hạn thì lợi nhuận thấp nhất có khả năng sẽ là lợi suất thu hồi đầu tiên.

Thời điểm 2: Giá mua trái phiếu lãi suất cố định 106 USD.

Thời điểm

Lợi suất hàng năm

Mô tả

Giá trả cho các nhà đầu tư

31/12/2023

5,76%

Ngày thu hồi đầu tiên

103,00$

31/12/2024

5,80%

Ngày thu hồi thứ hai

101,50$

31/12/2025

5,84%

Ngày đáo hạn

100$

Lợi suất trái phiếu xấu nhất – YTW

Lợi suất trái phiếu xấu nhất còn được gọi là YTW – đây chính là một thước đo của YTW đối với một trái phiếu đang xem xét cả về lợi suất thu hồi và lợi suất đáo hạn. Khi đó, trong hai mức này sẽ sử dụng một mức thấp hơn. Với mọi loại chứng khoán có khả năng thu hồi thì YTW sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà trader cần phải nắm được bởi vì nó sẽ thể hiện lên mức lợi tức tiềm năng an toàn nhất của một trái phiếu.

Tuy nhiên, cả YTC và YTM cũng sẽ chỉ là mức ước tính và hoàn toàn không có khả năng phản ánh tổng lợi nhuận của trái phiếu mà chỉ được tính toán một cách chính xác khi đáo hạn hoặc khi bán.

YTW vô cùng hữu ích bởi vì nó sẽ tính đến cả tình huống trái phiếu được thu hồi tại thời điểm có thể mang đến nhiều bất lợi cho các trader hoặc các trái phiếu không được thu hồi hoàn toàn sẽ khiến cho lợi suất bị thấp hơn. Đây là điều quan trọng khi đầu tư bởi vì trái phiếu được thiết kế nhằm giúp các trader né tránh các rủi ro về giảm giá. Nếu như các tổ chức phát hành không bị vỡ nợ hay phá sản thì YTW sẽ là lợi suất thấp nhất mà trader có thể kỳ vọng.

Chi tiết về lợi suất trái phiếu xấu nhất và ví dụ tham khảo
Chi tiết về lợi suất trái phiếu xấu nhất và ví dụ tham khảo

Tương tự như YTC thì YTW có thể khiến các trader đối mặt với kết quả tệ nhất ở ngày thu hồi đầu tiên hoặc cũng sẽ giống với YTM sẽ khiến các trader rơi vào tình huống xấu nhất khi mà trái phiếu không được thu hồi. Trường hợp tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu vào ngày thứ 2 hoặc các ngày tiếp theo sau đó thì YTM có khả năng sẽ thấp hơn cả so với YTM và YTC. Và hiển nhiên điều này sẽ khiến cho các trader gặp thiệt hại lớn.

Chẳng hạn như một trader mua trái phiếu USD đa ngành với mức lãi suất cố định là 106,25 USD. Thì nếu nhà phát hành trái phiếu tiến hành thu hồi vào ngày đầu tiên thì sẽ xảy ra lợi suất xuất nhất đối với trader bởi vì hàng năm họ sẽ kiếm được khoản 3,6% tiền lãi. Tuy nhiên, nếu như vào ngày thu hồi đầu tư công ty phát hành không hoàn trả lại thì trader sẽ có cơ hội kiếm thêm với mức lợi suất cao hơn thế. Từ các trái phiếu đó, lợi tức tốt nhất mà trader có khả năng nhận được sẽ là 6,33% mỗi năm nếu như chúng là trái phiếu đáo hạn. Nhưng khả năng khác vẫn có thể xảy ra đó là tổ chức phát hành sẽ tiến hành lựa chọn thanh toán trái phiếu sớm và sau đó tái cấp vốn với một mức lãi suất rẻ hơn trước.

Trái phiếu USD đa ngành với mức lãi suất cố định sẽ được thể hiện như bảng sau:

Thời điểm

Lợi suất hàng năm

Mô tả

Giá trả cho các nhà đầu tư

30/06/2023

3,60%

Ngày thu hồi đầu tiên

104,19$

30/06/2024

5,25%

Ngày thu hồi thứ hai

102,9$

30/06/2025

5,61%

Ngày thu hồi thứ ba

100$

30/06/2026

6,33%

Ngày đáo hạn

100$

Như vậy, khi trái phiếu được nắm giữ cho đến ngày đáo hạn mà không có sự vỡ nợ tín dụng hay không có sự thu hồi nào thì việc đầu tư trái phiếu là việc làm vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết đó là các trader cần phải biết và nắm rõ về lợi suất niêm yếu khi mua vào cũng như khi bán ra trái phiếu. Đặc biệt nhất là lợi suất thu hồi – YTC và trái phiếu có thể thu hồi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu

Lãi suất

Trong trường hợp ngân hàng trung ương có quyết định giảm lãi suất cơ bản thì lợi suất trái phiếu lúc này cũng sẽ bị suy giảm đi. Từ đó, trader cũng sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm cho mình các nguồn đầu tư khác, ví dụ như trái phiếu chính phủ bởi vì lãi suất tiền gửi ở ngân hàng cũng suy giảm ngay sau đó.

Xếp hạng tín dụng

Các cơ quan xếp hạng tín dụng như Standard và Poor’s, Moody’s và Fitch. Các cơ quan này sẽ xếp hạng tín dụng cho những tổ chức có sự phát hành trái phiếu. Cụ thể trái phiếu sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến khả năng trả tiền gốc lẫn tiền lãi từ tổ chức phát hành cũng như việc nắm bắt và phân loại các rủi ro tín dụng.

Thông thường, xếp hạng tín dụng cao hơn sẽ thể hiện lên khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán cao hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ cho thấy rằng mọi sự thay đổi ở trong bảng xếp hạng đề có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến giá của trái phiếu. Xếp hạng khi đã được cải thiện sẽ giúp cho giá cao hơn. Ngược lại, giá sẽ thấp hơn nếu như xếp hạng giảm.

Yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu - xếp hạng tín dụng
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu – xếp hạng tín dụng

Các trader đến từ những tổ chức ở trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp phần lớn sẽ bổ sung các xếp hạng trọng tâm này thông qua việc phân tích tín dụng riêng. Đồng thời, sử dụng số liệu truyền thống, chẳng hạn như tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ bảo hiểm lãi suất để nhằm đánh giá được rủi ro tín dụng. Thông thường, các tổ chức phát hành mang rủi ro tín dụng cao hơn thì cũng sẽ cung cấp một loại trái phiếu doanh nghiệp có mức lãi suất cao hơn nhằm mục đích bù đắp vào rủi ro gia tăng về sau.

Lạm phát

Thông thường, khi lạm phát tăng lên thì giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại, giá trái phiếu sẽ giảm khi lạm phát tăng lên. Lý do là vì lạm phát sẽ khiến cho sức mua của lợi tức đầu tư giảm đi. Chính vì thế, khi trái phiếu chạm đến ngưỡng đáo hạn thì phần lợi tức mà trader nhận được sẽ được tính dựa trên khoản đầu tư sẽ có ít giá trị hơn khi so với đồng USD ngày hôm nay bởi vì lạm phát.

Thời gian đáo hạn

Với trái phiếu dài hạn, chúng sẽ có thời gian đáo hạn kéo dài và khiến cho các trader có sự nhạy cảm hơn so với sự thay đổi lãi suất khi so với loại trái phiếu ngắn hạn. So với trái phiếu ngắn hạn thì giá của trái phiếu dài hạn khi lãi suất tăng sẽ có khả năng giảm nhanh chóng. Điều này được người trong nghề gọi là yếu tố thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu.

Cung và cầu

Giữa lợi suất trái phiếu và giá của trái phiếu thì chúng có mối quan hệ nghịch đảo. Giá của trái phiếu sẽ tăng lên khi nhu cầu mua trái phiếu tăng và lúc này lợi suất trái phiếu sẽ có sự giảm xuống. Ngược lại, giá trái phiếu giảm khi nhu cầu về trái phiếu bị suy giảm và khi đó, lợi suất và lãi suất sẽ tăng lên.

Cung và cầu tác dụng đến lợi suất trái phiếu
Cung và cầu tác dụng đến lợi suất trái phiếu

Điều kiện kinh tế

Khi kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ, so với trái phiếu thì các hình thức đầu tư khác như vốn tư nhân và cổ phiếu lại hấp dẫn hơn và giúp cho nhu cầu trái phiếu bị suy giảm xuống. Chính điều này đã khiến cho lợi suất trái phiếu gia tăng và đồng thời cũng bởi vì các tổ chức phát hành trái phiếu để nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư đã đưa ra mức lãi suất cao hơn trước.

Địa chính trị và sự kiện chính trị

Các rủi ro và sự bất an mà trader cảm nhận được sẽ đến từ các sự kiện liên quan đến bất ổn chính trị, thiên tại hoặc chiến tranh. Từ đó, lợi suất trái phiếu cũng sẽ cao lên.

Lý do cho thấy lợi suất trái phiếu vô cùng quan trọng

Như vậy vì sao trader nên có sự quan tâm nhiều hơn đến lợi suất trái phiếu? Lợi suất trái phiếu hay Bond Yield như là một chỉ số thể hiện sức mạnh của thị trường chứng khoán cũng như mức lãi suất của đồng USD. Nếu như lợi suất trái phiếu suy giảm thì đồng nghĩa với việc giá của trái phiếu đang gia tăng lên. Từ đó cũng sẽ gia tăng nhu cầu về trái phiếu. Thế nhưng khi nhu cầu trái phiếu tăng lên thì các trader đầu tư chứng khoán sẽ thường lo ngại rằng các khoản đầu tư của mình có thật sự an toàn hay không và bắt đầu tìm kiếm khoản đầu tư khác an toàn hơn.

Tầm quan trọng của lợi suất trái phiếu
Tầm quan trọng của lợi suất trái phiếu

Ngoài ra, khi lợi suất trái phiếu có sự gia tăng, giá của trái phiếu suy giảm đi thì nhu cầu về trái phiếu cũng sẽ giảm theo. Khi đó, các trader sẽ thấy rằng nếu như mình đầu tư vào thị trường chứng khoán thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với khoản đầu tư trái phiếu. Từ đó, đồng USD có khả năng cao sẽ bị suy yếu.

Bật mí các chiến lược đầu tư vào lợi suất trái phiếu hiệu quả

Với những chia sẻ chi tiết về lợi suất trái phiếu là gì, trader có thể nhận thấy đây chính là những thông tin cơ bản nhưng lại giúp trader biết được chiến lược là điều cực kỳ quan trọng trong việc gia tăng thêm cơ hội tạo ra lợi nhuận. Khi nhắc đến một vài chiến lược hiệu quả khi đầu tư vào lợi suất trái phiếu thì trader không thể bỏ lỡ các chiến lược sau:

Chiến lược tìm kiếm lợi nhuận

Trong đầu tư, chiến lược tìm kiếm lợi nhuận còn được gọi là chiến lược hàng đầu khi lấy lợi nhuận để làm mục tiêu chính. Với chiến lược này, nó sẽ có sự liên quan nhiều đến việc trader tiến hành đầu tư vào trái phiếu với một mức lợi suất cao hơn nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Tập trung phần lớn vào thu nhập

Tập trung vào thu nhập được hiểu là việc trader đầu tư vào trái phiếu với mục đích lớn nhất đó chính là mang đến cho mình một nguồn thu nhập ổn định. Với chiến lược hiệu quả này, đã có rất nhiều trader tin tưởng lựa chọn chúng để giúp bản thân mình có nguồn thu nhập ổn định và ngày một gia tăng.

Chú trọng đến việc bảo toàn vốn

Chiến lược bảo toàn vốn khi đầu tư vào lợi suất trái phiếu được đánh giá là một chiến lược vô cùng an toàn. Các trader khi áp dụng chiến lược này sẽ chú trọng phần lớn vào các trái phiếu đang có lợi suất thấp hơn nhưng đồng thời rủi ro vỡ nợ cũng sẽ thấp hơn để giúp nguồn vốn của mình được bảo toàn.

Cần tập trung đến vấn đề bảo toàn nguồn vốn
Cần tập trung đến vấn đề bảo toàn nguồn vốn

Đầu tư theo chiến lược ruộng bậc thang

Một chiến lược đầu tư khá hiệu quả khác mà trader cần biết đến đó chính là đầu tư ruộng bậc thang. Chiến lược đầu tư này sẽ có các kỳ hạn khác nhau với mục đích chính đó là giúp các trader có thể đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình. Các trader hoàn toàn có thể trì hoãn các khoản đầu tư trái phiếu dựa theo các khoảng thời gian đáo hạn khác nhau.

Không những thế, chiến lược đầu tư này cũng sẽ giúp các trader sử dụng vốn dàn trải linh hoạt hơn cho nhiều thời điểm. Đặc biệt, để giúp các khoản thu nhập của trader được gia tăng thêm thì chiến lược ruộng bậc thang sẽ cho phép trader được lựa chọn trái phiếu với các mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau.

Chiến lược đầu tư Barbell khi đầu tư trái phiếu

Chiến lược đầu tư Barbell sẽ bao gồm cả việc nắm giữ trái phiếu cực hạn và trái phiếu ngắn hạn. Chiến lược này sẽ giúp các trader có thể tận dụng triệt để được các cơ hội tốt nhất của trái phiếu dài hạn và ngắn hạn.

Các trái phiếu dài hạn sẽ giúp trader có được lợi suất cao hơn. Trong khi đó, trái phiếu ngắn hạn lại có tính thanh khoản linh hoạt và cho phép các trader tái đầu tư lại bởi vì chúng có thời gian đáo hạn không quá dài.

Đầu tư trái phiếu với chiến lược đầu tư Bullet

Đối với các trader cần một lượng vốn ổn định và nhất định ở trong tương lai thì đây là một chiến lược tương đối phù hợp. Trader hoàn toàn có thể mua tất cả các trái phiếu khi mà chúng đáo hạn cùng một lúc.

Dựa vào điều này, các trader sẽ dễ dàng đa dạng hóa được các rủi ro trong quá trình đầu tư cũng như hoàn toàn có thể giảm thiểu được sự biến động diễn ra đối với lãi suất. Tuy nhiên, khi mua trái phiếu thì trader vẫn phải đối mặt với các rủi ro bất ngờ trong trường hợp lãi suất giảm. Do đó, các trader cần thường xuyên theo dõi thị trường lãi suất để đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất khi tiến hành mua vào.

Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu cần phải chú ý

Khi đầu tư lãi suất trái phiếu, việc hiểu được Bond Yield là gì là chưa đủ mà thay vào đó trader cần phải lưu ý đến các rủi ro như sau:

Chưa có sự tìm hiểu doanh nghiệp kỹ càng

Chưa tìm hiểu về doanh nghiệp kỹ lưỡng chính là rủi ro vô cùng phổ biến các hầu như rất nhiều trader mắc phải. Đặc biệt hơn hết khi mà nhiều doanh nghiệp khi đã phát hành trái phiếu thì có thể phá sản hoặc giải thể. Chính vì lý do này đã khiến cho họ không có khả năng lẫn thời gian hoàn trả vốn lẫn lãi cho các trader đã đầu tư.

Tìm hiểu về doanh nghiệp một cách kỹ càng
Tìm hiểu về doanh nghiệp một cách kỹ càng

Rủi ro về mặt lãi suất

Theo như các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, số lượng trái phiếu vào thời điểm bán ra sẽ có tỉ lệ nghịch đối với lãi suất. Tức là khi nhu cầu mua trái phiếu của một doanh nghiệp gia tăng thì các trader sẽ nhận được mức lãi suất giảm. Dựa vào nguyên tắc này mà các trader có thể linh hoạt đầu tư hiệu quả để có thể giữ cho mình mức lãi suất cao nhất có thể.

Rủi ro khi tái đầu tư

Rủi ro khi tái đầu tư sẽ chính là tình trạng các trader đã nhận được tiền thế nhưng lại không thể tiến hành đầu tư với mức lãi suất như ban đầu.

Rủi ro thanh khoản

Khi giá cả ở trên thị trường có sự biến động khiến cho các trader không bán trái phiếu mà mình đã mua thì trader lúc này chỉ có cách duy nhất đó là chờ đợi cho đến ngày đáo hạn thì mới lấy lại được vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp đó.

Rủi ro về lạm phát

Rủi ro về lạm phát tức là với một lượng tiền nhất định, trader mua vào cho mình một khoản trái phiếu tương ứng. Tuy nhiên, khi trader bán trái phiếu đó ra lại rơi vào thời điểm thị trường có sự lạm phát khiến cho đồng tiền bị mất giá. Từ đó, trader đã bị lỗ và rất khó để hòa vốn với mức vốn ban đầu đã đầu tư.

Chẳng hạn như trader A mua đồng trái phiếu, sau một năm thu lời được B đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một năm thì đồng tiền đã mất giá đi C đồng với C lớn hơn B đồng. Như vậy, bởi vì lạm phát mà trader đã bị thua lỗ.

Như vậy, Bond Yield là gì đã vừa được chia sẻ chi tiết và rõ ràng qua bài viết sau của Hướng dẫn Exness. Với những nội dung trên, chúng tôi hy vọng rằng các trader sẽ có được một cái nhìn đa dạng và tổng quan hơn về lĩnh vực này. Có thể thấy, thị trường trái phiếu muôn màu muôn vẻ với những thách thức và cơ hội mới, cho nên các trader trước khi đầu tư hãy tìm hiểu thật kỹ nhé. Chúc các trader sẽ trở thành một nhà đầu tư linh hoạt, thông minh và mang về cho mình thật nhiều lợi nhuận.

Xem thêm:

Những thông tin và đặc điểm của Flip Zone

Tư duy ngược cùng các lời khuyên cho trader của Jim Cramer

Thông tin cần nắm về quỹ Skilled Funded Traders

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *