Chỉ số PPI là gì

Chỉ số PPI là gì? Tầm quan trọng của PPI với thị trường Forex

Chỉ số PPI là gì? Đây là một trong các chỉ số quan trọng đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế quốc gia. Đồng thời chúng còn có sức ảnh hưởng lớn đối với thị trường tiền tệ, giúp các nhà đầu tư đưa ra những nhận định chuẩn trước khi thực hiện giao dịch forex. Vậy chỉ số PPI là gì? PPI tác động như thế nào đối với nền kinh tế và thị trường tiền điện tử? Đừng bỏ qua những gợi ý hữu ích sau của sàn Exness nhé!

Chỉ số PPI – Chỉ số tác động mạnh mẽ đến thị trường tiền tệ
Chỉ số PPI – Chỉ số tác động mạnh mẽ đến thị trường tiền tệ

Đôi nét cơ bản về chỉ số PPI

Chỉ số PPI là gì?

Chỉ số PPI là gì? Chỉ số PPI được viết tắt từ cụm tiếng anh Producer Price Indexes, tức là chỉ số của giá sản xuất. PPI là thước đo mức độ thay đổi trung bình của giá bán mà các nhà sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ trong nước thu được theo thời gian. Đây là mức giá cơ bản chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu dùng. 

Hiện nay có khoảng hơn 10.000 chỉ số PPI khác nhau được công bố mỗi tháng đến từ nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm và các lĩnh vực riêng lẻ. Phạm vi theo dõi của các chỉ số PPI này đa phần thuộc những lĩnh vực như: Khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản, sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, khí đốt tự nhiên, điện xây dựng và các ngành khác trong lĩnh vực sản xuất.

Chỉ số PPI bao gồm khoảng 10.000 chỉ số riêng lẻ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
Chỉ số PPI bao gồm khoảng 10.000 chỉ số riêng lẻ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Thông thường các quốc gia trên toàn cầu đều công bố mức chỉ số PPI theo từng tháng, nhưng ngoại trừ Úc và New-Zealand, họ thống kê và công bố theo hằng quý. Đây là chỉ số giá có lịch sử lâu đời nhất được tính toán và công bố hàng tháng bởi  Cục Lao động và Lao Động Mỹ (BLS). Đối với Việt Nam, kể từ năm 2019, chỉ số PPI được tính toán và công bố hằng năm do Tổng cục Thống kê ban hành.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD sẽ có nhiệm vụ thống kê chỉ số PPI của các quốc gia thuộc OECD và những quốc gia có nền kinh tế phát triển nằm ngoài vùng OECD, lịch cập nhật sẽ dựa theo thời gian mà các quốc gia đó công bố chỉ số PPI. Ngoài ra, quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cũng cập nhật lịch phát hành PPI trước thời hạn tại website chính thức của họ là economy.com. Các trader nào muốn tham khảo và tìm hiểu thì có thể truy cập vào xem.

Cách diễn giải chỉ số PPI như thế nào?

Chỉ số PPI cũng có cách diễn giải tương tự như các chỉ số kinh tế khác. Đây là một trong những công cụ đơn giản hỗ trợ tốt việc đo lường các chuyển động trong một chuỗi số. Mức bắt đầu của mỗi hàng hoá hoặc một nhóm hàng hóa được xác định trong khoảng thời gian cơ sở là 100. Những chuyển động về giá sản xuất trong thời gian tới sẽ được so sánh với các giai đoạn trước.

Hiện tại, ở một số nước điển hình như Hoa Kỳ đã có chỉ số PPI cơ sở đạt mức  1982 = 100. Trong khi đó, phần còn lại sẽ có chỉ số cơ sở tương ứng với tháng được công bố trước đó. Vì vậy, nếu một sản phẩm nào đó có PPI cơ sở tương ứng là 100, và trong tháng tiếp theo đạt 110. Điều này chứng tỏ giá của sản phẩm đó đã có sự tăng trưởng lên 10% so với những giai đoạn trước đó.

Đa phần chỉ số giá từ tháng này sang tháng khác sẽ có sự biến động, và sự biến động này được biểu thị dưới dạng phần trăm thay đổi chứ không phải là điểm chỉ số thay đổi. Lý giải cho điều đặc biệt này là vì mức chỉ số sẽ tác động đến sự thay đổi điểm chỉ số, nhưng phần trăm thay đổi thì không ảnh hưởng.

Chỉ số PPI của Hoa Kỳ được công bố hàng tháng (nguồn BLS)
Chỉ số PPI của Hoa Kỳ được công bố hàng tháng (nguồn BLS)

Dưới đây là bảng thống kê thể hiện chỉ số PPI của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 4 là 123.80, anh em có thể tham khảo:

Chỉ số PPI của Hoa Kỳ vào tháng 4
Chỉ số PPI của Hoa Kỳ vào tháng 4

Công thức tính cơ bản của chỉ số PPI là gì?

Chỉ số PPI được tính dựa trên công thức Laspeyres, công thức này đã được sửa đổi để so sánh mức độ doanh thu kỳ gốc với doanh thu kỳ của giai đoạn hiện tại trong cùng một sản phẩm cố định.

Công thức sau đây gần đúng với quy trình tính toán thực tế:

Công thức tính cơ bản của chỉ số PPI là gì?
Công thức tính cơ bản của chỉ số PPI là gì?

Trong đó:

  • Po là giá của hàng hóa trong thời kỳ gốc (cơ bản).
  • Pi là giá của một loại hàng hóa nào đó trong thời kỳ hiện tại. 
  • Qo là số lượng hàng hóa được vận chuyển trong thời kỳ gốc.

Trong công thức được nhắc đến ở phần trên, chỉ số là giá trị trung bình liên quan đến các mối liên hệ về giá (tỷ lệ giá xấp xỉ cho mỗi mặt hàng là Pi/Po). Biểu thức QoPo phản ánh các trọng số trong biểu mẫu.

Để nâng cao tính chính xác của PPI theo sự thay đổi lên xuống của giá cả, các mặt hàng được lấy trọng số dựa trên 2 nền tảng là theo quy mô và tầm quan trọng của chúng. Đồng thời các chỉ số của những loại hàng hóa nhỏ lẻ sẽ được tổng hợp thành các chỉ số tổng quát, chi tiết hơn. Nguồn gốc của các dữ liệu chỉ số hầu hết bắt nguồn từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ và sẽ cập nhật 5 năm một lần. 

Những cấu trúc chính của chỉ số PPI là gì?

Để xác định sự thay đổi về giá của các mặt hàng, chỉ số PPI đã sử dụng ba cấu trúc phân loại cơ bản sau:

  • Phân theo cấp độ ngành: Thông qua việc đo lường về biến đổi của tổng sản lượng ròng theo ngành, tức là giá bán cho tổng sản lượng của một ngành bán ra khác ngành. Theo thống kê mới nhất từ PPI, tổng chỉ số giá các ngành là khoảng 535 kết hợp với hơn 4.000 chỉ số các dòng sản phẩm và từng danh mục hàng hoá khác nhau cũng như khoảng gần 500 các chỉ số thuộc nhiều nhóm ngành khác.
  • Phân theo hàng hóa: Ở loại hình này không phân biệt là ngành nào mà sẽ sắp xếp dựa trên các sản phẩm giống nhau về mặt tổng thể cũng như thành phần và mục đích sử dụng cuối cùng. Theo công bố từ PPI có tổng cộng hơn 3.700 chỉ số giá hàng hóa và gần 800 chỉ số giá dịch vụ (theo mùa), đã được sắp xếp và thống kê dựa trên mục đích sử dụng, loại hình dịch vụ và thành phần sản xuất.
  • Phân theo nhu cầu cuối cùng-Nhu cầu trung gian (FD-ID): Người dùng cuối sẽ là mấu chốt cho phân loại này. Nhu cầu sử dụng của người mua sẽ là đầu não cho việc sản xuất hàng hóa trên thị trường, hay còn gọi với cái tên nhu cầu trung gian.

PPI lõi – Core PPI index là gì?

Biểu đồ thể hiện chỉ số PPI lõi của Hoa Kỳ
Biểu đồ thể hiện chỉ số PPI lõi của Hoa Kỳ

Chỉ số PPI lõi đo lường dựa trên sự thay đổi của 2 yếu tố giá bán và dịch vụ được bán ra từ chủ sản xuất, ngoại trừ 2 sản phẩm là thực phẩm và các nguồn năng lượng. Sở dĩ nhiều nhà đầu tư lại đặt sự quan tâm nhiều hơn cho PPI là do giá của hai loại ngành này có xu hướng không ổn định hay thay đổi khó kiểm soát. Các yếu tố tự nhiên như thời tiết bão lũ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc khai thác năng lượng tự nhiên và cây trồng. Điều này sẽ giảm đi sản lượng và có thể đẩy giá lên cao.  

Chính vì điều này, 2 loại ngành thực phẩm và năng lượng được loại trừ để có thể xác định được xu thế lạm phát thực của PPI trên thị trường. Nếu không loại bỏ hai lĩnh vực này, một khi giá hàng hoá trên thị trường có sự biến động, mọi thứ sẽ chỉ tập trung vào PPI lõi.

Vai trò quan trọng của chỉ số PPI trong thị trường như thế nào?

Ý nghĩa của chỉ số PPI là gì?

Chỉ số PPI được sử dụng rộng rãi, phổ biến từ các tổ chức doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như chính phủ. Hãy cùng tìm hiểu một số công dụng mà PPI đem lại như sau: 

Chỉ báo kinh tế hữu ích và cần thiết

Chỉ số PPI là nơi cung cấp các thông tin đầu tư chính xác nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư về phương diện giá kể cả các giai đoạn khác của quy trình sản xuất. Điều này giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác khi bỏ vốn đầu tư cho sản phẩm. Mặc khác còn hỗ trợ các nhà phân tích nắm bắt chính xác xu hướng kinh tế hiện nay và các nhà đầu tư tìm kiếm manh mối về lạm phát trong thời gian sắp tới.

PPI là một chỉ số hữu dụng cho giá cả thị trường đồng thời còn giúp phản ánh các chỉ số giá tiêu dùng. Khi giá sản xuất sản phẩm tăng lên thì trong một thời gian ngắn sau đó giá tiêu dùng cũng được đẩy lên. Lý do cho điều này là các công ty đã chuyển tiếp các chi phí sản xuất đến người tiêu dùng.

Chỉ số PPI còn có công dụng mô tả về vấn đề biến đổi giá hàng hóa trung bình của thị trường tiêu thụ trong rổ hàng hóa cố định. Một khi mặt bằng PPI tăng lên kéo theo đó là sự cạnh tranh của cả quốc gia bị hạ nhiệt, giảm bớt sự thu hút từ các nhà đầu tư cũng như nhiệt huyết sản xuất từ doanh nghiệp..

Tóm lại, tỷ lệ phần trăm thay đổi của PPI sẽ tổng hợp được các lạm phát cũng như các thay đổi về chỉ số tiêu dùng trong giai đoạn sắp tới. 

Công cụ Deflato – Giúp giảm phát cho các dữ liệu kinh tế khác

Ví dụ dùng dữ liệu của PPI để tính toán sự tăng trưởng ngoài đời thực (GDP) của một quốc gia nào đó thay vì dựa theo mức tăng trưởng danh nghĩa. 

Làm cơ sở cho việc điều chỉnh hợp đồng

Dữ liệu PPI được sử dụng rộng rãi trong các vấn đề điều chỉnh hợp đồng mua bán. Các hợp đồng này thường sẽ có các khoản tiền thanh toán cùng nhiều điều khoản hợp đồng khác liên quan đến mức điều chỉnh về giá mà 2 bên cùng nhau chấp thuận ký kết.

Mức độ ảnh hưởng của chỉ số PPI đến thị trường Forex và các nhà đầu tư

Chỉ số PPI có tác động lớn đối với thị trường forex và các nhà đầu tư
Chỉ số PPI có tác động lớn đối với thị trường forex và các nhà đầu tư

Nhiều người đã có những nhận định sai lầm khi đánh giá chỉ số PPI ít tác động đến giá trị của đồng USD. Minh chứng cho điều này là trong nền kinh tế thực có một khoảng thời gian bị trì hoãn về việc tăng giá từ các nhà sản xuất. Và kết quả cho vấn đề này chính là mức độ lạm phát tăng cao, người dân phải bỏ ra mức chi tiêu nhiều hơn trước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đừng nên xem thường mức độ ảnh hưởng của PPI đối với thị trường tiền tệ, vì chỉ số này có khả năng dự đoán CPI và thúc đẩy việc cân nhắc lãi suất.

Chúng ta nhận thấy rằng, lạm phát xảy ra dẫn đến giá cả tăng cao hơn so với mức mà chính phủ đưa ra, lúc này các nhà phân tích sẽ tìm mọi cách để tạo ra áp lực. Số liệu công bố chính thức chênh lệch càng lớn so với số liệu dự đoán thì mức độ ảnh hưởng của PPI đối với thị trường ngoại hối càng cao.

Một số chuyên gia thị trường đã đánh giá và xem xét chỉ số PPI qua các hình thức cụ thể như sau:

  • So sánh và đánh giá chỉ số PPI ở tháng gần nhất với 2 hoặc 3 tháng trước đó.
  • Tìm hiểu và xem lại vấn đề thay đổi chỉ số PPI được thống kế trong vòng 6 hoặc khoảng 12 tháng gần nhất.
  • Xác định mức độ lạm phát giữa các năm như thế nào.

Sự khác nhau giữa chỉ số CPI và chỉ số PPI là gì?

Sự khác biệt giữa chỉ số CPI và chỉ số PPI
Sự khác biệt giữa chỉ số CPI và chỉ số PPI

Mức độ tương quan giữa PPI và CPI là gì?

CPI và PPI là hai thước đo quan trọng có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Đó là lý do cả hai chỉ số này được ngân hàng trung ương dùng để đánh giá mức độ tăng trưởng trong nền kinh tế. Đồng thời chúng còn đóng vai trò quan trọng đối với việc điều chỉnh lãi suất cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo nguyên tắc chung của toàn cầu, FOMC đã thực hiện chính sách quản lý và kiểm soát tiền tệ để duy trì mức độ lạm phát ở khoảng 2% trong trung hạn. Nếu một trong hai chỉ số PPI và CPI vượt qua mức quy định này, chứng tỏ nền kinh tế đang bị suy thoái và đe dọa bởi FED. Việc làm cấp thiết lúc này là đưa ra các chính sách tăng lãi suất để kiềm hãm mức độ lạm phát xảy ra. Mặc khác, tỷ lệ lạm phát thấp hoặc nằm ở mức tiêu cực kéo dài thì ngân hàng trung ương sẽ có động thái kích thích nền kinh tế vực dậy như: Cắt giảm lãi suất, đưa ra các giải pháp nới lỏng định lượng nhằm phục hồi nền kinh tế.

Theo một khía cạnh nào đó, PPI vẫn được xem là chỉ báo tốt trong vấn đề áp lực lạm phát. Chính vì vậy ý nghĩa chính của PPI trong cách nhìn đối với các nhà đầu tư là tiềm năng để dự đoán CPI.

Điểm khác biệt cơ bản giữa chỉ số PPI và chỉ số CPI là gì?

Cả hai chỉ số PPI và CPI đều là thước đo lường mức giá thay đổi trên thị trường theo thời gian cho một nhóm hàng hoá hay lĩnh vực dịch vụ, tài chính cố định nào đó. Tuy nhiên, giữa PPI và CPI có 3 điểm khác biệt cơ bản (nội dung phân tích về chỉ số PPI và CPI của nền kinh tế Hoa Kỳ) cụ thể như sau:

  • Tập hợp các thành phần chính của loại hàng hoá và dịch vụ.
  • Thu thập các loại giá khác nhau cho từng loại hàng hóa hay dịch vụ cố định được theo dõi.
  • Phạm vi mà hai chỉ số này đang theo dõi đối với những dịch vụ cố định nào đó.

Mục tiêu mà chỉ số PPI theo dõi là tất cả những sản phẩm, hàng hoá được đưa vào sản xuất tại các nhà máy Hoa Kỳ trên thị trường. Chúng bao gồm hàng hoá, dịch vụ, nguyên liệu đầu vào được nhập từ các nhà sản xuất khác để duy trì trạng thái hoạt động của công ty. Hoặc lĩnh vực đầu tư vốn hay những sản phẩm do chính tay người tiêu dùng mua trực tiếp và gián tiếp từ các nhà bán lẻ nào đó. Ngoài ra, chỉ số PPI còn theo dõi những sản phẩm được tiêu thụ dưới hình thức xuất khẩu thương mại và cung cấp cho chính phủ.

Còn đối với CPI, mục tiêu hàng hoá mà chỉ số này đang theo dõi chính là hầu hết các sản phẩm và dịch vụ dành cho những hộ gia đình với mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày.

Mục tiêu mà chỉ số PPI và CPI đang theo dõi có sự khác biệt rõ trong một số lĩnh vực như sau:

Các yếu tố

Chỉ số CPI

Chỉ số PPI

Phạm vi theo dõi

Bao gồm tất cả các lĩnh vực nhập khẩu, không bao gồm xuất khẩu

Bao gồm tất cả các lĩnh vực xuất khẩu, không bao gồm nhập khẩu

Tiền thuế đánh vào chủ sở hữu

Được tính vào CPI

Không tính vào PPI

Các thành phần chính

Bao gồm những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng và được học trực tiếp chi trả

Bao gồm các hàng hoá, dịch vụ cá nhân mà người tiêu dùng không trực tiếp chi trả (dịch vụ y tế, giáo dục, phúc lợi,… do chính phủ hoặc các công ty bảo hiểm chi trả)

Các khoản mua của chính phủ

Không tính vào CPI

Tính vào PPI

Doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp (yếu tố đầu vào, đầu tư vốn,…)

Không tính vào CPI

Được tính vào PPI

Ý nghĩa

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá sản xuất

 

Đối với chỉ số PPI, mức giá được tổng hợp và đưa ra cho một mặt hàng nào đó đến từ doanh thu mà các nhà sản xuất nhận được. Mức giá này không được tính vào thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu dùng. Đơn giản vì chúng không nói lên được tổng mức doanh thu của nhà sản xuất. Trong khi đó, giá mà CPI tổng hợp và thu thập cho một mặt hàng nào đó đến từ mức độ chi tiêu tài chính của người dân. Chúng bao gồm các khoản thuế như thuế doanh thu và thuế tiêu dùng. Vì các khoản này rất cần thiết và quan trọng đối với người tiêu dùng cho một mặt hàng nào đó.

Trái ngược hoàn toàn với CPI, hiện chỉ số PPI có phạm vi theo dõi hạn hẹp và không đầy đủ tất cả các dịch vụ. Vào giữa những năm 1980, chỉ số này mới nới rộng quy mô ra ngoài các lĩnh vực khác của nền kinh tế, chứ không phải chỉ tập trung vào khai thác, sản xuất, nông nghiệp và tiện ích. Cho đến những năm 2007, PPI đã có mạng lưới theo dõi rộng lớn chiếm khoảng 72% tổng các ngành dịch vụ, kết quả này được đo lường theo doanh thu của Cục Điều tra dân số. 

Đồng thời giữa PPI và CPI còn có sự khác biệt lớn ở công dụng và mục đích dùng: CPI với mục đích chính là điều chỉnh lại thu nhập và mức độ chi tiêu của người dùng trong sinh hoạt. Còn PPI, công dụng chính là làm giảm dòng doanh thu, đo lường sự tăng trưởng của sản lượng trong thực tế.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin hữu ích được chia sẻ ở trên, bạn có thể nắm rõ chỉ số PPI là gì. Tầm quan trọng của PPI trong thị trường tiền tệ. Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn, bắt kịp xu hướng thay đổi về chính sách kinh tế và thị trường forex để có quyết định đúng đắn trước khi thực hiện các giao dịch. Hy vọng rằng những thông tin hướng mà chuyên mục Cách Giao Dịch Exness mang lại trong bài viết này sẽ có ích cho bạn Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Cách kết hợp chỉ báo khác với chỉ báo Force Index trong giao dịch Forex

Ý nghĩa của chỉ số CPI trong đo lường chi phí sinh hoạt là gì?

Định nghĩa chỉ số VIX là gì? Có thể giao dịch VIX Index không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *