Evening Star

Evening Star là gì? Cách giao dịch với mô hình nến sao hôm

Bạn đã biết đến mô hình nến Evening Star và những biến thể của nó trong các phiên giao dịch chưa? Mô hình nến Evening Star được đánh giá là một trong 5 bộ tín hiệu đảo chiều mạnh nhất thuộc mô hình nến Nhật. Nhận dạng sớm mô hình này sẽ mang về cho bạn những ưu thế trong giao dịch đấy. Cùng Exness tìm hiểu cụ thể các thông tin tổng quan về nến sao hôm cũng như cách giao dịch hiệu quả nhất.

Mô hình Evening Star là gì?

Nhận diện mô hình nến Evening Star
Nhận diện mô hình nến Evening Star

Khác với các mô hình nến Nhật thường thấy, mô hình Evening Star được tạo ra từ 3 nến thay vì từ 1 đến 2 nến. Cụ thể, mô hình sẽ được hình thành từ 1 nến tăng có cấu tạo với kích thước lớn, tiếp theo là 1 nến có hình dáng khá nhỏ là nến tăng hoặc giảm, lúc này nến có màu sắc gì cũng không quan trọng, cuối cùng là một nến giảm có kích thước lớn. 

Các nến có mô hình Evening Star là những nến thuộc dạng đảo chiều giảm giá và thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng giá. Nếu bạn đã nghe qua mô hình đứa trẻ bỏ rơi tại đỉnh thì Evening Star có vài điểm khá tương đồng. Có thể nói, đây là một phiên bản cải tiến từ mô hình Bearish Harami.

Ví dụ về Evening Star

Ví dụ về mô hình nến Evening Star
Ví dụ về mô hình nến Evening Star

Như hình minh họa, ở khung thời gian H5 của cặp tiền EURUSD với mô hình nến sao hôm được đánh theo thứ tự cụm nến 1, 2 và 3. Theo mô tả cho thấy nến thứ thứ 3 tuy không có chiều dài hơn hẳn nến đầu tiên nhưng với đặc điểm kích thước lớn hơn 50% so với nến đầu tiên đã báo hiệu một tình huống đảo chiều.

Bên cạnh đó, các trader có thê nhận mặc dù chỉ là time frame M5 nhưng cũng khiến EU giảm sâu tận 40 pip. Từ đó, bạn cũng có thể mường tượng được sực mạnh kinh khủng của mô hình nến sao hôm rồi đúng không?

Những đặc điểm của Evening Star là gì?

Đặc điểm chung của nến sao hôm là gì?

Mô hình nến Evening Star dù trong bất kỳ thị trường nào, ví như thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán và thậm chí là giao dịch quyền chọn nhị phân đều có chung những điểm sau đây:

  • Nến thứ nhất sẽ là nến Bullish tăng giá với thân nến có kích thước lớn
  • Nến thứ hai có cấu trúc phần thân nến khá nhỏ, tương tự như doji hay spinning top vậy
  • Nến thứ ba sẽ là nến Bearish thuộc nến giảm giá có mức giá đóng cửa thấp hơn 50% độ dài thực sự của thân nến Bullish lớn thứ nhất.

Mô hình nến Evening Star trong thị trường ngoại hối là gì?

Mô hình nến Evening Star trong thị trường Forex
Mô hình nến Evening Star trong thị trường Forex

Bên cạnh những điểm chung thường thấy của mô hình Evening Star ở tất cả thị trường thì mô hình này cũng có vài điểm riêng ở những thị trường khác nhau. Chẳng hạn như trong thị trường ngoại hối, mô hình sẽ có 2 điểm đặc biệt chủ yếu dùng để phân biệt chúng với các thị trường khác, đó là:

  • Nến thứ 2 có thể là một trong những trường hợp sau: là nến Doji, hoặc Spinning Top hoặc nến Shooting Star.
  • Nến thứ 2 không cần thoả mãn yếu tố tách biệt hoặc có khoảng trống (Gap) so với 2 nến còn lại
  • Nến thứ 3 – nến Bearish buộc phải có giá mở cửa nằm trên giá đóng cửa của nến thứ nhất. Mặt khác, giá đóng cửa của nến số 3 phải thấp hơn 50% so với giá của nến đầu tiên.

Mô hình nến Evening Star trong những thị trường còn lại là gì?

Mô hình Evening Star trong những thị trường khác
Mô hình Evening Star trong những thị trường khác
  • Nến thứ 2 sẽ có đặc điểm tương tự như nến Doji hoặc loại spinning top và có hình dáng khá bé
  • So với 2 nến còn lại trong cụm, nến thứ 2 sẽ có phần tách biệt hơn
  • Không bắt buộc nến thứ 3 phải có giá mở cửa trên giá đóng cửa của nến đầu tiên. Nến này có thể có hướng chệch xuống phần thân của nến thứ nhất tính từ cây nến thứ 2. Ngoài ra, nến thứ 3 sẽ đóng cửa thấp hơn tỷ lệ 50% của thân nến thứ nhất.

Sẽ có lúc mọi người bắt gặp một mô hình Evening Star của thị trường ngoại hối giống với mô hình ở những thị trường khác. Cụ thể là cây nến tách biệt với những nến còn lại trong cụm. Tình huống này thường sẽ không xảy ra nhưng nếu bạn gặp phải thì đây là một tín hiệu báo hiệu một sự giảm mạnh trong tương lai.

Khi nào nên tham gia vào thị trường cùng mô hình nến Evening Star?

Khung thời gian giao dịch lý tưởng với nến sao hôm

Về thời điểm thích hợp để áp dụng mô hình nến Evening Star, chúng tôi sẽ trình bày một vài khung thời gian theo từng phong cách giao dịch của các trader. Thông thường, áp dụng mô hình trên khung H4 và D1 sẽ mang về nhiều lợi ích nhất. Ngoài ra, với khung W1 bạn có thể đặt được lợi nhuận trong khoảng hơn 1000 pips.

Khung M1 – 1 phút

Khung thời gian này sẽ thích hợp với những giao dịch ngoại hối vì spread thấp và thường diễn biến liên tục. Các bạn nên chọn khung thời gian M1 này với vàng – GBPUSD hay các cặp tiền có biên độ dao động mạnh. Ngoài ra, Evening Star có khung thời gian trên 1 phút sẽ thích hợp với những trader theo đuổi cách Giao dịch siêu ngắn hay còn gọi là Scalping. Theo đó, tài khoản cần có spread rất thấp, trong khoảng bé hơn 0.5 pips mà thôi. Ngoài ra, mục tiêu của các trader sẽ từ 10 đến 20 pips.

Khung M5 – Khung H1

Thường được ưa thích bởi những nhà đầu tư chuộng phong cách Giao dịch trong ngày hay còn được gọi là Intraday. Họ thường sẽ đặt mục tiêu trong tương lai ít nhất là 20 pips và tối đa bằng đúng với biên độ của ATR tại chu kỳ 14. Bạn có thể dùng với mọi loại cặp tiền đang có mặt trên thị trường tuy nhiên, với giao dịch CFDs thì đây sẽ không là lựa chọn tốt. Hơn nữa, nếu là chứng khoán cơ sở Việt Nam thì tuyệt đối không trừ khi nó được cho phép.

Khung H4 – 4 giờ

Đây là một lựa chọn lý tưởng của các nhà đầu tư theo đuổi phong cách Swing Trading. Các trader này thường sẽ hướng đến mục tiêu trên 100 pips và thường giữ lệnh qua đêm. Với khung thời gian này bạn cũng không nên kỳ vọng có thể vượt quá 250 pips.

Khung D1 – hằng ngày

Khung thời gian này sẽ là một lựa chọn không tồi với những trader chọn cho mình phong cách Swing Trading. Với thời gian giữ lệnh thường là ngắn hạn và trung hạn thì mục tiêu sẽ là 150 pips. Ngoài ra, trong trường hợp xuất hiện đỉnh của một đợt điều chỉnh thông báo khả năng xu hướng sẽ tiếp diễn thì bạn có thể hy vọng đạt được từ 500 đến 1000 pips.

Thời điểm vào lệnh lý tưởng với nến sao hôm

Nến cuối cùng trong mô hình không tạo ra tín hiệu mạnh hơn hẳn 2 nến phía trước

Mô hình lý tưởng cho các trader trong thực tế
Mô hình lý tưởng cho các trader trong thực tế

Ở đây, điểm tham gia thị trường sẽ được xác định ngay tại giá đóng cửa của nến thứ 3. Nhưng trường hợp này sẽ tồn tại một vài rủi ro so với những tình huống mà bài viết chuẩn bị đề cập. Đơn giản là vì nến thứ 3 trong mô hình không thực sự tạo ra một tín hiệu mạnh mẽ hơn so với 2 nến phía trước trong cùng cụm.

Nến thứ 3 trong mô hình tạo ra tín hiệu mạnh hơn hẳn 2 nến còn lại

Nến thứ 3 nhấn chìm 2 nến còn lại trong mô hình Evening Star
Nến thứ 3 nhấn chìm 2 nến còn lại trong mô hình Evening Star

Trong tình huống tiếp sau đây, bạn sẽ thấy nến thứ 3 trong mô hình Evening Star sẽ tạo ra tín hiệu nhấn chìm hoàn toàn 2 nến còn lại. Điều này sẽ tạo ra một tín hiệu đảo chiều mạnh, đồng thời độ rủi ro của nó cũng ít hơn hẳn so với trường hợp phía trên.

Bên cạnh đó, điểm vào lệnh cũng sẽ có vài điểm khác biệt so với tiêu chuẩn. Cụ thể, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian chờ đợi để nến kế tiếp có thể hồi tạm trong cả quá trình tham gia vào thị trường. Ngoài ra, để được phép tham gia vào thị trường thì giá đóng cửa nến ngay sau nến thứ 3 phải thỏa mãn yêu cầu bé hơn hoặc bằng 50% thân nến thứ 3.

Không phải lúc nào nến Bullish cũng hồi giá khác nhỏ hơn hoặc bằng 50% nến thứ 3 trong mô hình. Yếu tố này chỉ góp phần giúp bạn giảm thiểu những rủi ro trong các phiên giao dịch mà thôi.

Nến thứ 3 sở hữu bóng nến quá dài

Với tình huống này, ban đầu nến thứ 3 sẽ là nến Bullish. Mặc dù thị trường đã đẩy giá tăng lên mức rất cao nhưng lại không duy trì được mức này. Ngay lúc đó, bên ủng hộ Bear tham gia vào thị trường và khiến giá giảm xuống mức cực thấp hình thành nên cụm Evening Star. Lúc này, điểm vào lệnh sẽ không giống với 2 tình huống phía trên.

Vậy điểm vào lệnh lúc này sẽ được xác định như thế nào? Đầu tiên, bạn cần phải chờ nến tiếp theo xuất hiện rồi mới vào lệnh thay vì nhập cuộc ngay khi nến thứ 3 xác nhận mô hình kết thúc.

Mọi người có thể kỳ vọng điểm vào lệnh lý tưởng ở nến thứ 5 nếu nến tiếp theo thuộc nến Bullish và bé hơn hoặc bằng 50% thân nến thứ 3 trong cùng 1 cụm. 

Vào lệnh ngay khi nến thứ 5 phá vỡ nến thứ 3 trong mô hình nến Evening Star
Vào lệnh ngay khi nến thứ 5 phá vỡ nến thứ 3 trong mô hình nến Evening Star

Các trạng thái khác của Evening Star

Trong thực tế, bạn sẽ bạn gặp mô hình nến Evening Star ở nhiều dạng hình khác nhau chứ không cố định ở một trạng thái nào cả. Vì tính đa dạng của mô hình nên các trader cũng sẽ khó nhận dạng chúng hơn. Chính vì thế, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các trạng thái của mô hình nến Evening Star ở phần tiếp theo của bài viết. 

Low Evening Star

Mô hình nến Low Evening Star
Mô hình nến Low Evening Star

Low Evening Star sẽ có giá đóng cửa ở nến thứ 2 ngang bằng và sẽ đảm bảo lớn hơn hoặc tương đương với giá đóng cửa tại nến đầu tiên. Tuy nhiên, giá đóng cửa và mở cửa ở nến thứ 2 có thể tương đương với nhau.

Bên cạnh đó, mô hình Low Evening Star còn xuất hiện ở một trạng thái khác khi giá mở cửa của nến thứ 2 cũng sẽ ngang bằng và đáp ứng yếu tố cao hơn hoặc bằng giá đóng cửa của nến đầu tiên trong cụm. Ngoài ra, giá đóng cửa và mở cửa ở nến thứ 2 có thể tương đương với nhau.

Một dạng khác của nến Low Evening Star
Một dạng khác của nến Low Evening Star

Heavy Evening Star

Xét về giá đóng cửa và mở cửa của nến trong mô hình thì nến thứ 3 sẽ có giá đóng cửa thấp hơn nến đầu tiên. Việc này mô tả lực bán hiện đang rất mạnh và phe bán đang chiếm ưu thế trên thị trường. Sau sự xuất hiện của mô hình này, nếu nến kế tiếp hình thành có giá đóng cửa thấp hơn so với nến thứ 3 thì chắc chắn thị trường sẽ tạo ra tình huống đảo chiều đi xuống.

Mô hình nến Heavy Evening Star
Mô hình nến Heavy Evening Star

Far Evening Star

Bạn sẽ ngay lập tức nhận ra mô hình Far Evening Star khi bắt gặp nến thứ 2 trong cụm không có phần thân và giá đóng cửa bằng giá mở cửa. Mọi người cũng có thể hình dung nến thứ 2 này tựa như một ngôi sao trong cụm vậy.

Mô hình nến Far Evening Star
Mô hình nến Far Evening Star

High Evening Star

Mô hình High Evening Star sẽ được hình thành khi nến giữa cao hơn hẳn và tạo khoảng trống (gap) với 2 nến còn lại trong cụm. Tất nhiên nến thứ 2 vẫn sẽ có giá đóng và mở cửa hoàn toàn giống nhau.

Mô hình nến High Evening Star
Mô hình nến High Evening Star

Shooting Evening Star

Tiếp theo là mô hình Shooting Evening Star với nến giữa có phần đuôi khá dài. Có thể hình dung nến này tương tự như một ngôi sao nhỏ được bắn lên. Về màu sắc thì nến thứ 2 là xanh hay đỏ đều được vì nến thứ 3 sẽ quyết định lực mua trên thị trường.

Mô hình nến Shooting Evening Star
Mô hình nến Shooting Evening Star

Dropping Evening Star

Cuối cùng trong các biến thể của mô hình sao hôm là dạng Dropping Evening Star với đuôi trên của nến thứ 2 khá dài. Nhìn nến thứ 2 trong trạng thái này có điểm giống với một ngôi sao đang rơi từ trên xuống. Cũng như mô hình phía trên, Dropping Evening Star không quan trọng màu sắc của nến thứ 2 vì nến cuối sẽ giữ vai trò quyết định đến lực mua trên thị trường nói chung.

Mô hình nến Dropping Evening Star
Mô hình nến Dropping Evening Star

Một vài biến thể khác

Trường hợp thứ 1: Nến đầu tiên có cấu tạo phần thân vừa phải nhưng phần dưới của nến phải dài. 

Trường hợp thứ 1 của nến 

Trường hợp 2: Ở trường hợp này nến cuối cùng sẽ có cấu tạo phần thân vừa phải nhưng yêu cầu toàn bộ phần nến cuối phải dài. Ngoài ra, nến cuối cùng sẽ có giá mở cửa thấp hơn một chút so với giá đóng cửa của nến thứ nhất.

Cấu tạo của cụm nến trong trường hợp thứ 2
Cấu tạo của cụm nến trong trường hợp thứ 2

Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng

Mô hình Evening Star chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được hình thành tiếp sau một xu hướng tăng của giá. Thời điểm giao dịch lý tưởng là khi mô hình xuất hiện. Ngoài ra, nến giữa phải là dạng nến tăng nhỏ hoặc doji. Bên cạnh đó, nến cuối cùng phải có thân nến gần bằng với nến tăng. Tốt hơn hết là khi nến 3 có kích thước áp đảo hoàn toàn 2 nến còn lại.

Kết luận

Trên thực tế, phiên giao dịch của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu các trader biết kết hợp mô hình nến Evening Star với các chỉ báo kỹ thuật khác. Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ khác nhau một cách hợp lý sẽ phần nào làm tăng hiệu quả trong mỗi giao dịch. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hướng dẫn này sẽ giúp bạn thành công

Xem thêm:

Kết hợp nến Shooting Star và những tín hiệu hỗ trợ xác nhận khác

Nến Morning Star kết hợp với các tín hiệu phân kỳ từ RSI và MACD

Điểm vào lệnh với nến Dark Cloud Cover nên lưu ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *