Keltner Channel

Keltner Channel – Chỉ báo giảm thiểu rủi ro khi thị trường Sideway

Keltner Channel là một loại chỉ báo có nhiều nét tương tự như chỉ báo Bollinger. Tuy nhiên, không phải chúng giống nhau hoàn toàn. Vậy điểm khác biệt sẽ là gì và ý nghĩa của chỉ báo Keltner Channel là gì? Mọi kiến thức liên quan đến chỉ báo Keltner Channel đều sẽ được đề cập thông qua nội dung phía bên dưới của Exness Việt Nam.

Khái niệm chỉ báo Keltner Channel

Vào năm 1960, cha đẻ của Keltner Channel chính là nhà đầu tư Chester W. Keltner đã cho ra mắt công chúng. Ông đã viết chỉ báo Keltner Channel trong quyển “How To Make Money in Commodities”. Chỉ báo Keltner Channel còn được biết tới với tên gọi là kênh Keltner.

Chỉ báo Keltner Channel
Chỉ báo Keltner Channel

Cấu tạo

Chỉ báo Keltner Channel sẽ được cấu tạo bởi 3 đường. Đó là một đường kênh trên, một đường trung tâm và một đường kênh dưới. Những đường này trên biểu đồ nhìn giống như một dải băng và nó sẽ bám theo đường giá. Khoảng cách từ đường kênh trên đến đường trung tâm hoặc là từ đường trung tâm đến với đường kênh dưới một hay vài ATR. Chỉ báo Keltner Channel thuộc loại chỉ báo chậm và nó phản ánh giới hạn của đường giá.

Sau đây, Exness sẽ nêu rõ hơn về cấu tạo của ba đường Keltner Channel:

  • Đường trung tâm: Có bản chất là đường MA (trung bình động). Thông thường, nó là đường EMA 20.
  • Đường kênh trên: Lấy một, hai hoặc ba ATR cộng với đường trung tâm sẽ ra được đường kênh trên.
  • Đường kênh dưới: Lấy đường trung tâm trừ đi một, hai hoặc ba ATR sẽ ra được đường kênh dưới.

Từ nội dung phía trên, có thể thấy chỉ báo Keltner Channel là sự kết hợp của hai loại chỉ báo: ATR và đường EMA. Đường ATR sẽ giúp bạn biết được những thay đổi của nến. Còn đường EMA sẽ giúp bạn biết được xu thế thị trường đang nằm trong giai đoạn nào. Chính vì thế, thông qua chỉ báo Keltner Channel chúng ta sẽ biết được những trạng thái của giá. Cùng với đó là xu thế thị trường hiện đang tăng hay giảm.

Khi vẽ Keltner Channel trên biểu đồ, chúng ta phải thiết lập một vài thông số cho Keltner Channel.

Chọn loại MA

Có rất nhiều đường MA để cho chúng ta lựa chọn. Ví dụ như DMA, SMA, WMA và EMA. Mỗi loại MA sẽ có những tính chất riêng biệt. Chính vì thế, hãy lựa chọn đường MA phù hợp với phương pháp của bạn. Tuy nhiên, EMA lại được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm đường trung tâm.

Thông số cho MA: Khi thông số MA càng cao sẽ chứng tỏ xu thế thị trường tồn tại trong thời gian dài và loại nhiễu. Với thông số MA càng thấp thì chỉ báo Keltner Channel sẽ phản hồi càng nhanh với giá. Thông số được lập trình sẵn có giá trị là 20.

Thông số cho ATR: Nếu như ATR = 1 thì lúc này đường giá sẽ nằm sát với Keltner Channel. Do đó nó sẽ quá ngắn. Nếu như ATR = 4 thì lúc này kênh trên và kênh dưới của Keltner Channel sẽ bị đường giá đụng phải. Do đó, ATR = 4 có lẽ sẽ hơi dài. Vì thế, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thị trường mà bạn sẽ cần phải thay đổi thông số ATR sao cho hợp lý. Một mẹo nhỏ là hãy chọn làm sao để biểu đồ giá có thể nằm trong Keltner Channel từ 90 đến 95% là phù hợp.

Keltner Channel có ý nghĩa ra sao?

Dựa vào độ dốc của Keltner Channel, chúng ta sẽ biết được giá đang có xu hướng ra sao. Xu thế thị trường tăng sẽ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khi Keltner Channel càng dốc lên. Ngược lại, xu hướng thị trường giảm sẽ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khi Keltner Channel càng dốc xuống.

Trong Keltner Channel, đường kháng cự chính là đường kênh trên. Còn đường hỗ trợ chính là đường kênh dưới. Nếu giá đụng vào đường kênh trên và bật xuống, còn đụng vào đường kênh dưới thì bật lên. Lúc này, đây chính là dấu hiệu của xu thế thị trường chưa rõ nét. Cũng có trường hợp giá đụng vào đường kênh trên liên tục thì chứng tỏ thị trường tăng giá được sinh ra. Cón nếu như giá đụng vào đường kênh dưới liên tục thì chứng tỏ thị trường giảm giá được sinh ra.

Hướng dẫn thiết lập Keltner Channel tại phần mềm metatrader 4

Nền tảng MetaTrader 4 sẽ không được lập trình sẵn chỉ báo Keltner Channel. Do đó, để sử dụng Keltner Channel thì bạn cần phải tải nó về máy. Sau đó tiến hành thêm vào phần mềm MetaTrader 4.

Sau khi đã tải xong Keltner Channel thì chúng ta cần phải giải nén file. Rồi tiến hành sao chép lại file đó. Khi đã hoàn tất việc sao chép bạn cần phải mở nền tảng metatrader 4 ra và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Trên giao diện bạn sẽ thấy xuất hiện cụm từ “file” ở góc bên trái phía trên của màn hình. Sau đó, click vào cụm từ Open data folder.

Chọn open Data Folder
Chọn open Data Folder

Sau đó, nền tảng MetaTrader 4 của sàn môi giới sẽ hiện ra trên màn hình. 

Chọn MQL4
Chọn MQL4
Chọn thư mục Indicators
Chọn thư mục Indicators

Tại thư mục MQL4 bạn sẽ click chuột vào đây. Tiếp theo đó thì chọn vào cụm từ indicators.

Bước 2: Thiết lập Keltner Channel vào phần mềm Metatrader 4

Lúc này, bạn cần phải sao chép thư mục Keltner Channel và đưa nó vào folder của indicators.

Đưa Keltner Channel vào Indicators
Đưa Keltner Channel vào Indicators

Bây giờ, chúng ta cần phải tắt nền tảng MetaTrader 4 và sau đó thì mở lên lại.

Nếu như bạn muốn chỉ báo Keltner Channel xuất hiện trên biểu đồ. Tại cửa sổ navigator, hãy click chuột hai lần vào Keltner Channel. Để hoàn tất việc thiết lập, bạn sẽ nhấn chọn Ok.

Nhấp 2 lần chuột vào Keltner Channel
Nhấp 2 lần chuột vào Keltner Channel

Công thức ATR

Muốn xác định được ATR, trước hết bạn cần phải biết được giới hạn khu vực giá có thể biến động thực là bao nhiêu. Muốn xác định được TR có giá trị là bao nhiêu, bạn cần phải tính toán 3 công thức được đề cập bên dưới. Sau đó, hãy chọn ra công thức tính ra được giá trị TR cao nhất:

  • Hp – Lp = TR
  • | Hp – Cp | = TR
  • | Lp – Cp | = TR

Trong đó:

  • TR (True Range): Khu vực giá biến động thực.
  • Hp (Highest Price): Mức giá cao nhất của phiên.
  • Lp (Lowest Price): Mức giá thấp nhất của phiên.
  • Cp (Close Price): Mức giá đóng cửa của phiên.

Sau khi tính toán được giá trị TR, chúng ta sẽ biết được ATR có giá trị là bao nhiêu thông qua cách tính sau:

(1/n) * TRi = ATR

Trong đó:

  • ATR: Khu vực giá thực biến động trung bình.
  • n: Khung thời gian của khu vực biến động.
  • TRi: Giới hạn biến động thực (i>=1).

Keltner Channel có ứng dụng ra sao trong giao dịch

Tại nội dung này, Exness Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn biết thông tin về các ứng dụng của chỉ báo Keltner Channel.

Xác định được giá có xu thế ra sao?

Để biết được hướng đi của giá tại thị trường, chúng ta sẽ sử dụng độ dốc của Keltner Channel.

Xu thế thị trường tăng sẽ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khi Keltner Channel càng dốc lên. Lúc này, ta gọi là hiện tượng uptrend.

Xu hướng thị trường giảm sẽ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khi Keltner Channel càng dốc xuống. Lúc này ta gọi là hiện tượng downtrend.

Được ứng dụng để làm khu vực hỗ trợ và kháng cự

Ứng dụng thứ hai của chỉ báo chính là giúp các nhà đầu tư biết được đâu là khu vực kháng cự hay hỗ trợ.

Nếu xu thế của thị trường chưa được thể hiện rõ nét, và đường kênh trên bị giá chạm phải  và bật xuống. Lúc này, đường kênh trên sẽ giữ nhiệm vụ là đường kháng cự.

Nếu xu thế của thị trường chưa được rõ ràng, và đường kênh dưới bị giá đụng vào và bật xuống. Lúc này, đường kênh dưới sẽ giữ nhiệm vụ là đường hỗ trợ.

Nhưng nếu như hiện tượng uptrend được sinh ra thì lúc này đường kênh trên sẽ bị giá đụng vào liên tục. Ngược lại, nếu như hiện tượng downtrend được sinh ra thì lúc này đường kênh dưới sẽ bị giá đụng vào liên tục.

Bollinger Bands và Keltner Channel có điểm khác nhau ra sao?

Tại thị trường thì hai loại chỉ báo Bollinger bands và Keltner Channel có rất nhiều điểm giống nhau. Để giúp mọi người có thể phân biệt được hai loại chỉ báo này một cách rõ ràng. Nội dung sau đây, Exness Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các điểm khác biệt.

Bollinger Bands

Đường biên trên của Bollinger bands sẽ được xác định bằng cách: Lấy đường giữa cộng với độ chênh lệch của giá. Còn đường biên dưới sẽ được xác định bằng cách: Lấy độ chênh lệch của giá trừ đi đường giữa. Chính vì thế mà độ rộng của Bollinger bands rất dễ bị biến động. Nếu như giá thay đổi một cách bất ngờ thì Bollinger bands sẽ phản lại một cách rất mạnh mẽ.

Keltner Channel

Đường kênh trên của Keltner Channel sẽ được xác định bằng cách: Lấy đường giữa cộng với khu vực giá thực thay đổi trung bình. Đường kênh dưới thì sẽ được xác định bằng cách: Lấy khu vực giá thực thay đổi trung bình trừ đi đường giữa. Chính vì thế mà so với Bollinger bands thì Keltner Channel sẽ có độ rộng ổn định hơn.

So với Bollinger bands thì  Keltner Channel sẽ dễ dàng nhận ra trên biểu đồ hơn. Ngoài ra, khi nó giữ nhiệm vụ là đường kháng cự hay đường hỗ trợ thì cũng sẽ rất là dễ nhận biết. Chính vì thế mà Keltner Channel được sử dụng phổ biến hơn.

Các phương pháp giao dịch khi sử dụng Keltner Channel

Dựa vào khu vực hỗ trợ và kháng cự

Tại thị trường thì giá có thể đi theo ba hướng khác nhau. Đó chính là xu thế uptrend, downtrend và sideway. Đối với các nhà đầu tư mới thì xu thế sideway thường sẽ là cơn ác mộng với họ. Vậy, lý do gì khiến nó không được yêu thích như thế?

Khi các nhà đầu tư mới tham gia giao dịch với lệnh long. Lúc đó, giá đi lên nhưng rất tiếc nó lại không đụng vào điểm đặt take profit mà nó lại quay đầu và đi xuống. Chính vì thế, nó khiến cho tâm lý của các nhà giao dịch mới trở nên hoang mang và lo lắng. Do đó, họ quyết định chuyển từ lệnh long sang short để bảo vệ tài sản. Tương tự như vậy, khi các nhà đầu tư tham gia giao dịch với lệnh short. Lúc đó, giá đi xuống nhưng lại bất ngờ đi lên. Do đó, các nhà đầu tư mới sẽ thực hiện chuyển đổi từ short sang long.

Vậy có cách nào khiến cho các nhà đầu tư mới không rơi phải trường hợp như trên? Chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo Keltner Channel với cách tham gia giao dịch như sau:

Cân nhắc xu thế của thị trường

Trước hết, bạn cần phải chắc chắn rằng xu thế hiện tại của thị trường là sideway. Lưu ý, nếu như đường kênh giá đang dốc xuống hoặc dốc lên thì đừng sử dụng chỉ báo Keltner Channel.

Cách giao dịch

Chúng ta sẽ giao dịch với lệnh long khi mà vùng quá bán bị chỉ số RSI đụng phải. Đồng thời đường kênh dưới chưa bị đường giá đụng phải mà chỉ đang tiến gần sát tới. Tại vị trí bên dưới của đường kênh dưới, hãy thiết lập stop loss. Khi mà khu vực quá mua nằm dưới chỉ số RSI (RSI tăng vượt qua khu vực quá mua). Thì đây chính là điểm để thiết lập take profit.

Chúng ta sẽ giao dịch với lệnh short khi mà vùng quá mua bị chỉ số RSI vượt qua. Đồng thời đường kênh trên chưa bị đường giá đụng phải mà chỉ đang tiến gần sát tới. Tại vị trí bên trên của đường kênh trên, hãy thiết lập stop loss. Khi mà khu vực quá bán đang bị chỉ số RSI giảm hướng tới thì đây chính là điểm để thiết lập take profit.

Keltner Channel giữ nhiệm vụ là đường kháng cự và hỗ trợ
Keltner Channel giữ nhiệm vụ là đường kháng cự và hỗ trợ

Khi giá bị phá vỡ (breakout)

Khi mà xu thế thị trường mới sắp được sinh ra. Lúc này, chúng ta sẽ giao dịch theo phương pháp breakout. Đừng quên rằng, vẫn có đôi khi phá vỡ giả có thể được sinh ra. Chính vì thế mà rất nhiều nhà đầu tư đã bị lừa.

Do đó, khi sử dụng phương pháp này bạn nên cân nhắc áp dụng thêm một vài chỉ báo khác để tăng độ chính xác. Với kinh nghiệm của Exness Việt Nam thì tình huống này bạn hãy sử dụng chỉ báo ADX. Sau đây sẽ là cách để đặt lệnh tham gia giao dịch.

Trước hết, bạn cần phải chắc chắn rằng xu thế hiện tại của thị trường là sideway. Kèm theo đó là thị trường vẫn chưa có xu thế chính thức.

ADX phải có giá trị trên 20 khi mà hiện tượng phá vỡ giá xảy ra.

Nếu như phiên đóng giá ở vị trí bên trên của đường kênh trên. Lúc này, chúng ta sẽ vào lệnh long. Nếu như phiên đóng giá ở vị trí bên dưới của đường kênh dưới. Lúc này, chúng ta sẽ đặt lệnh short.

Đừng quên thiết lập stop loss tại vị trí dưới đáy nến gần nhất. Khi đường giá quay đầu và đụng vào đường giữa thì đây chính là điểm để đặt take profit.

Giao dịch khi pullback

Với xu thế thị trường diễn ra trong thời gian dài, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp giao dịch pullback. Để xác định được điểm vào lệnh, chúng ta cần phải đợi và chờ xem khi nào thì những con sóng sẽ đi ngược hướng.

Giả sử

Khi xu thế của thị trường đang tăng, nếu như giá giảm và đang hướng tới đường trung tâm của chỉ báo Keltner Channel. Lúc này, chúng ta sẽ giao dịch với lệnh long.

Vào lệnh long khi xu thế thị trường đang tăng
Vào lệnh long khi xu thế thị trường đang tăng

Khi xu thế của thị trường đang giảm, nếu như giá tăng và đang hướng tới đường trung tâm của chỉ báo Keltner Channel. Lúc này, chúng ta sẽ giao dịch với lệnh short.

Vào lệnh short khi xu thế thị trường đang giảm
Vào lệnh short khi xu thế thị trường đang giảm

Lưu ý

  • Nếu như trong xu thế thị trường đang tăng mà giá đụng vào đường kênh trên. Lúc này hãy nhớ đừng vào lệnh long.
  • Nếu như trong xu thế thị trường đang giảm mà giá đụng vào đường kênh dưới. Lúc này tuyệt đối đừng vào lệnh short.

Nên nhớ rằng, khi giao dịch tại thị trường bạn cần phải rèn luyện cho bản thân khả năng quan sát và chờ đợi. Bởi vì hai yếu tố này sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được khả năng thua lỗ và tăng tỷ lệ thành công.

Keltner Channel có những mặt hạn chế nào?

Muốn xác định xem chỉ số Keltner Channel có đang đạt hiệu quả cao không. Chúng ta sẽ dựa vào các đường trên biểu đồ được cài đặt như thế nào. Chính vì thế, mỗi nhà giao dịch cần phải biết được kế hoạch của mình là gì? Sau đó phải biết được mục đích khi sử dụng chỉ báo Keltner Channel là gì. Khi đã xác định được mục tiêu thì lúc này bạn mới thiết lập chỉ báo theo như đúng kế hoạch đã đề ra.

Khu vực giá có thể bị mất đi vai trò của đường kháng cự hay đường hỗ trợ. Một điều bạn cần phải cân nhắc nếu như sử dụng khu vực giá để dự đoán. Đó là đây không phải là một tín hiệu mạnh.

Kết luận

Keltner Channel là một trong những chỉ báo được sử dụng rất nhiều trong thị trường. Đặc biệt là khi thị trường có xu hướng sideway. Nắm chắc được kiến thức của chỉ báo Keltner Channel sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro. Cũng như biết được hướng đi tiếp theo của mình là gì. Hãy luôn ủng hộ các bài viết tiếp theo của chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé. Mọi niềm yêu thích của bạn chính là động lực của exness.com.co.

Xem thêm:

Vận dụng chỉ báo volume trong giao dịch tiền điện tử một cách hiệu quả

Thành phần hệ thống Ichimoku và cách để biết được xu hướng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *