kết hợp Ichimoku và RSI

Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI trong giao dịch Forex

Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao vì có sự “hợp lưu” giữa 2 chỉ báo kỹ thuật. Chiến lược kết hợp 2 chỉ báo này giúp các nhà đầu tư tăng khả năng thành công khi vào lệnh và thực hiện giao dịch. Nhờ đó, các bạn sẽ có thêm một công cụ hỗ trợ đắc lực hỗ trợ quá trình phân tích. Tất cả các thông tin về chiến lược kết hợp 2 chỉ báo này sẽ được Exness.com tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI cung cấp những tín hiệu đáng tin cậy
Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI cung cấp những tín hiệu đáng tin cậy

Kết hợp Ichimoku và RSI bao gồm những thành phần nào?

Các thành phần tạo nên chiến lược

Ichimoku Kinko Hyo

Chỉ báo kỹ thuật Ichimoku Kinko Hyo hay còn gọi là đám mây Ichimoku ra đời với hy vọng có một loại chỉ báo “tất cả trong một”. Cụ thể, mây Ichimoku được kỳ vọng có thể trở thành một chỉ báo cho phép người dùng phân tích chi tiết hơn về các biểu đồ trong thời gian ngắn hơn.

Hệ thống Ichimoku lần đầu tiên xuất hiện trong quyển sách của Goichi Hosoda vào năm 1969. Trải qua hơn 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm, chỉ riêng ở Nhật Bản chỉ báo này nhanh chóng trở thành một công cụ hỗ trợ kỹ thuật được sử dụng thường xuyên nhất tại các phòng giao dịch.

Về cơ bản, đám mây Ichimoku sẽ có 5 đường, bao gồm:

  • Tenkan-sen (Đường chuyển đổi, đường tín hiệu) = (Mức cao 9 kỳ + Mức thấp 9 kì) / 2.
  • Đường cơ sở, đường xu hướng Kijun-sen = (Mức cao 26 kỳ + mức thấp 26 kỳ) / 2.
  • Senkou Span A hay còn gọi là Đường dẫn A được xác định bằng: (Đường chuyển đổi + Đường cơ sở) / 2.
  • Senkou Span B (Đường dẫn B) = (Mức cao 52 kỳ + Mức thấp 52 kỳ) / 2)).
  • Chikou Span (Đường trễ) được xác định bằng cách vẽ lùi lại 26 ​​kỳ trong quá khứ của giá đóng cửa kỳ hiện tại.

Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI thường được dùng để xác định trạng thái của thị trường
Chỉ báo RSI thường được dùng để xác định trạng thái của thị trường

Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số RSI để xác định trạng thái quá mua hoặc quá bán. Để có được những tín hiệu chính xác nhất, các bạn nên kết hợp cùng với các phân tích chung về xu hướng giá theo 2 cách đọc, bao gồm các mức RSI, mẫu hình đồ thị và các phân kỳ của chỉ báo (theo thứ tự quan trọng tăng dần).

Thông thường, RSI sẽ dao động trong khung từ 0 đến 100. Do đó, mức quá mua hoặc quá bán sẽ thuộc mức từ 30 đến 70. Tuy nhiên, các mức này có thể điều chỉnh được đối với các trader giàu kinh nghiệm.

  • Giá trị RSI vượt quá 70 báo hiệu thị trường quá bán
  • Giá trị RSI giảm dưới 30 báo hiệu thị trường quá mua

Cơ sở hình thành

Chỉ báo Ichimoku trong chiến lược kết hợp nêu trên được đánh giá là khá toàn diện và đầy đủ về các điều kiện cần để set up 1 giao dịch. Theo đó, chỉ báo này sẽ kết hợp các chức năng như xác định xu hướng, đánh giá mức kháng cự, hỗ trợ và sự cắt nhau của 2 đường: Ten-sen và Kijun-sen.

Bên cạnh đó, chỉ số RSI sẽ giữ vai trò xác định trạng thái quá mua và quá bán của thị trường nhờ vào tín hiệu phân kỳ trong chiến lược. Từ đó, giúp tối ưu vị thế mở lệnh và gia tăng tỷ lệ thành công của giao dịch.

Nhìn chung, yếu tố tạo nên sự thành công của chiến thuật kết hợp Ichimoku và RSI là sự bổ sung, cân bằng ưu và nhược điểm cho nhau để tăng khả năng thành công cho vị thế s mở.

Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI

Công cụ cần có của chiến lược

Để có thể tạo nên chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI, các nhà đầu tư cần chuẩn bị các công cụ sau:

  • Mây Ichimoku nguyên bản lần lượt có các dữ liệu, bao gồm 26, 52 và 9, tương tự với các chu kỳ trong chỉ báo MACD. Đặc biệt 9 trong chỉ báo giữ vai trò như thời gian của đường tín hiệu.
  • Chỉ báo RSI bao gồm 14 chu kì giá.

Set up và các nguyên tắc cần nhớ

Bước đầu tiên trong quá trình áp dụng chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI là xác định tín hiệu phân kỳ, cụ thể là giữa chỉ báo và giá. Qua đó, có thể dự đoán được xu hướng hiện tại của giá có thể đang dần suy yếu. Cũng có trường hợp tín hiệu này báo hiệu một tình huống khiến giá đổi chiều. Cụ thể:

  • Tín hiệu phân kỳ dương dự đoán một tín hiệu mua sắp diễn ra
  • Tín hiệu phân kỳ âm báo hiệu một vị thế bán sắp diễn ra

Sự giao nhau của đường Tenkan – sen và Kijun-sen theo hướng từ trên xuống chính là tín hiệu vào lệnh bán. Ngược lại, nếu 2 đường này cắt nhau theo hướng từ dưới lên thì các bạn sẽ thực hiện lệnh mua. Trong đó, giao điểm của Tenkan – sen và Kijun-sen chính là điểm vào lệnh bán.

Tín hiệu phân kỳ thường cung cấp những thông tin có độ chính xác cao và đáng tin cậy, do đó các bạn có thể chọn điểm chốt lời trùng với mức hỗ trợ, kháng cự. Tương tự như thế, điểm cắt lỗ thích hợp sẽ nằm ngay phía trên đỉnh hoặc đáy gần nhất.

Tìm ra tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo và giá
Tìm ra tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo và giá

Áp dụng lý thuyết vào thực tế 

Về lý thuyết, chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI có vẻ khá đơn giản, thế nhưng vận dụng vào thực tế lại khó khăn hơn với những trader mới. Chính vì thế, chúng tôi sẽ mô tả cụ thể cách sử dụng chiến lược này vào quá trình phân tích.

Xem xét khung thời gian lớn

Hãy cùng chúng tôi xem xét một ví dụ nhỏ dưới đây để hiểu rõ cách vận dụng chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI vào phân tích biểu đồ. Cụ thể, các bạn hãy xem xét biểu đồ EUR/USD trong khung thời gian H4. Nhưng hãy dành ít phút xem xét qua khung lớn hơn để xác nhận xu hướng của khung lớn hiện tại bạn nhé. Ngoài ra, cách này cũng được áp dụng trong việc phân tích đa khung. Khi đó, các bạn chỉ nên giao dịch thuận chiều với xu hướng của các khung lớn, vì xu hướng chính là bạn.

Hình minh họa dưới đây thể hiện khung D1 của EUR/USD với khu vực đang xét được đánh dấu bằng một hình chữ nhật màu xanh thể hiện xu hướng giảm. Do đó, giao dịch với các vị thế giảm khi áp dụng chiến lược kết hợp 2 chỉ báo này là một chiến thuật hợp lý.

Xác định xu hướng chính ở khung thời gian lớn trước khi áp dụng chiến lược
Xác định xu hướng chính ở khung thời gian lớn trước khi áp dụng chiến lược

Xem xét khung thời gian giao dịch

Sau khi hoàn tất bước xem xét xu hướng chính của thị trường trong khung thời gian lớn hơn, việc các bạn cần làm lúc này là xem xét khung thời gian mình đang giao dịch. Cụ thể:

  • Chỉ báo RSI tạo phân kỳ âm báo hiệu thị trường tăng giá đang dần suy yếu hoặc có nguy cơ đảo chiều.
  • Các bạn cân nhắc vào lệnh bán khi đường Tenkan – sen và đường Kijun-sen giao nhau theo chiều từ trên xuống. Thời điểm vào lệnh là lúc nến có tín hiệu kết thúc
  • Điểm cắt lỗ sẽ được chọn tại đỉnh gần nhất và chốt lời sẽ nằm tại mức hỗ trợ trước đó, với tỷ suất lợi nhuận ít nhất 2R.
Trường hợp vị thế bán
Trường hợp vị thế bán

Tương tự với trường hợp còn lại – vị thế mua. Vì lúc này khung thời gian lớn hơn đang có chiều hướng tăng lên nên sẽ không được đề cập trong bài viết.

Trường hợp vị thế mua
Trường hợp vị thế mua

Một vài lưu ý khi sử dụng chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI

Như đã trình bày cụ thể ở phần trên của bài viết, mở vị thế cùng chiều với xu hướng chính của khung thời gian lớn hơn sẽ giảm thiểu những rủi ro nhất định. Theo đó, nếu các bạn bỏ qua việc xác định xu hướng chính trong khoảng thời gian lớn hơn xác suất cao sẽ thất bại.

Biểu đồ giá có xu hướng tăng
Biểu đồ giá có xu hướng tăng

Kết hợp Ichimoku và đường trung bình động trong giao dịch forex

Đám mây Ichimoku được cấu tạo từ 5 đường, trong đó 4 đường đều là đường trung bình. Chính vì thế mà nhiều nhà đầu tư thường kết hợp Ichimoku cùng với đường trung bình động để đơn giản hóa chiến lược giao dịch.

Vì cùng là chỉ báo xu hướng nên chúng có những chức năng tương tự như nhau. Thế nhưng, điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng chính là khả năng xác định các ngưỡng hỗ trợ kháng cự trong tương lai. Hoặc khả năng xác định xu hướng thị trường ngắn tới dài hạn.

Tổng quan về đường trung bình động

Đường trung bình động hay còn gọi là Moving Average được xếp vào nhóm chỉ báo xu hướng và là công cụ hỗ trợ phân tích khá đơn giản. Trong đó, các nhà đầu tư dễ dàng bắt gặp đường trung bình động giản đơn (SMA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA) trong các phân tích giao dịch.

Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ dùng đường EMA 20 và EMA 50 kết hợp cùng mây Kumo là một nhánh của đám mây Ichimoku. Theo đó, chiến lược này nên được áp dụng ở các khung thời gian lớn tương tự như khung ngày (D1) để cung cấp những tín hiệu chính xác nhất.

Chiến lược kết hợp Ichimoku và đường trung bình động nên được dùng ở khung D1
Chiến lược kết hợp Ichimoku và đường trung bình động nên được dùng ở khung D1

Nhược điểm lớn nhất của việc kết hợp 2 đường trung bình động cùng với đám mây Ichimoku là biểu đồ sẽ rườm rà và khá rối mắt. Nếu bạn là newbie thì áp dụng mây Ichimoku vào mô hình nến sẽ là một sự lựa chọn tối ưu. Thế nhưng, điều quan trọng vẫn luôn là nghiên cứu kỹ lưỡng về các chỉ báo kỹ thuật. 

Các nhà đầu tư mới sẽ gặp nhiều trở ngại khi áp dụng chiến lược này
Các nhà đầu tư mới sẽ gặp nhiều trở ngại khi áp dụng chiến lược này

Vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời như thế nào?

Tại thời điểm 2 đường trung bình động hàm mũ giao nhau, giá cắt đám mây thì các bạn cần chú ý như sau:

  • Nếu đường giá hướng thẳng xuống dưới khi 2 đường này giao nhau, đồng thời giá chuyển động hoàn toàn phía dưới mây thì cân nhắc tín hiệu bán.
Vào lệnh bán khi đường giá hướng thẳng xuống và chuyển động dưới mây
Vào lệnh bán khi đường giá hướng thẳng xuống và chuyển động dưới mây
  • Ngược lại, nếu đường giá hướng thẳng lên trên khi 2 đường trung bình động hàm mũ cắt nhau. Đồng thời giá di chuyển hoàn toàn phía trên mây Kumo thì cân nhắc tín hiệu mua.
Vào lệnh mua khi đường giá hướng thẳng lên trên và chuyển động trên mây Kumo
Vào lệnh mua khi đường giá hướng thẳng lên trên và chuyển động trên mây Kumo
  • Nếu giá nằm gọn trong mây Kumo và dấu hiệu giao nhau còn khá mơ hồ thì chờ đợi tín hiệu xác nhận là chiến lược đúng đắn nhất.

Về vị trí cắt lỗ, các bạn có thể cân nhắc mức hỗ trợ kháng cự gần nhất, tùy thuộc vào vị thế mua hoặc bán. 

Về điểm chốt lời sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng của mỗi người, chỉ cần tuân theo tỷ lệ R:R tối thiểu là 1:1.

Kết hợp mây Ichimoku và chỉ báo MACD

Kết hợp đồng thời MACD và đám mây Ichimoku trong quá trình phân tích thị trường giúp đánh giá động lượng, cũng như xác định sức mạnh của xu hướng. Nhờ đó, các bạn sẽ được cung cấp một tín hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn về xu hướng hiện tại.

Tổng quan về chỉ báo MACD

MACD còn được gọi là đường trung bình hội tụ phân kỳ và được xếp vào nhóm chỉ báo động lượng theo xu hướng. Thông qua MACD, các bạn có thể biết được mối liên hệ giữa 2 đường trung bình động của giá. Thậm chí là báo hiệu lệnh mua khi nó cắt lên trên đường tín hiệu và lệnh bán khi nó cắt dưới đường tín hiệu.

Biểu đồ kết hợp đám mây Ichimoku và chỉ báo MACD
Biểu đồ kết hợp đám mây Ichimoku và chỉ báo MACD

Giao dịch với tín hiệu mua như thế nào?

Thị trường cần có một xu hướng rõ ràng khi áp dụng chiến lược kết hợp
Thị trường cần có một xu hướng rõ ràng khi áp dụng chiến lược kết hợp
  • Giá cặp tiền phải nằm trên đám mây Ichimoku
  • MACD Histogram cần ở phía trên của đường Zero
  • Thực hiện giao dịch mua khi thoái lui lần đầu tới đường Tenkan-Sen hoặc đường Kijun Sen
  • Chọn điểm cắt lỗ có vị trí nằm ở phía dưới của đường Kijun Sen
  • Điểm chốt lời phụ thuộc vào kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư

Chiến lược giao dịch kết hợp đám mây Ichimoku và chỉ báo MACD chỉ thực sự phát huy tối đa hiệu quả khi thị trường có một xu hướng rõ ràng. Một thị trường phạm vị sẽ khiến nó mang đến nhiều tín hiệu giả. 

Lời kết

Về cơ bản, chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI giúp các nhà đầu tư tăng xác suất thành công cho các thương vụ, đặc biệt là khi nó được giao dịch thuận theo xu hướng chính. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên của Exness Hướng Dẫn có thể giúp các bạn có được một bức tranh toàn cảnh về chiến lược kết hợp này, cũng như cách vận dụng nó vào thực tế phân tích giao dịch. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Sự thú vị khi kết hợp giữa sóng Elliott và chuỗi Fibonacci

Các chiến lược giao dịch khi kết hợp RSI và Bollinger Bands

Phương pháp kết hợp MACD và Bollinger Bands

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *