PoA là gì

PoA là gì? Những điều bạn cần biết về thuật toán Proof of Authority

PoA là gì? Đây là một thuật toán ra đời sau PoW và PoS với những tính năng ưu việt có thể khắc phục nhược điểm của thế hệ trước nó. Chính vì thế mà công cụ này được nhiều trader tin tưởng để giải quyết tình trạng xử lý giao dịch chậm chạp như những công cụ trước đó. Vì vậy mà PoA trở thành một giải pháp thay thế hoàn hảo để thực hiện các giao dịch nhanh chóng và hiệu quả, cũng như có tính bảo mật cao hơn. 

Cùng Exness khám phá các khía cạnh thú vị của PoA là gì
Cùng Exness khám phá các khía cạnh thú vị của PoA là gì

Proof of Authority (PoA) là gì?

PoA là một thuật toán được viết tắt từ cụm Proof of Authority. Khái niệm này ra đời vào năm 2017 bởi Gavin Wood, đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum và Parity Technologies. Hiểu đơn giản, Proof of Authority chính là một trong những cơ chế đồng thuận bảo tồn ID và danh tiếng của người dùng. Đồng thời, thuật toán này còn giữ vai trò xác thực các giao dịch và bổ sung thêm những khối mới vào hệ thống blockchain. 

Danh tiếng trên nền tảng mạng xã hội trở thành một yếu tố quan trọng trong PoA
Danh tiếng trên nền tảng mạng xã hội trở thành một yếu tố quan trọng trong PoA

Vậy nên danh tính là thứ duy nhất mà người dùng có thể sử dụng để xác thực các thông tin cá nhân với hệ thống blockchain. Danh tính PoA cũng là một yếu tố mà người dùng mất nhiều thời gian để có thể xây dựng. Theo đó, một thương hiệu muốn xây dựng uy tín trên thương trường thì cần sở hữu nhiều đánh giá tốt và tín nhiệm từ người dùng, không có lịch sử xấu hay các trạng thái cụ thể trên mạng và các hành động đáng ngờ khiến danh tiếng của trình xác nhận bị tổn hại. 

Proof of Authority ra đời để giải quyết những nhược điểm về thời gian xử lý giao dịch
Proof of Authority ra đời để giải quyết những nhược điểm về thời gian xử lý giao dịch

Ngoài ra, PoA chính là một biến thể của cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Thế nhưng PoA không bị số lượng mã thông báo do trình xác thực sở hữu chi phối. PoA chủ yếu tập trung vào ID từ trình xác thực, thay vì giá trị kinh tế do mã thông báo tạo ra. Theo đó, “dấu hiệu” chính là công cụ được nhiều người sử dụng để sở hữu quyền xác thực giao dịch. 

Thuật toán PoA có thể giải quyết được điều gì?

Như đã đề cập trong phần PoA là gì, thì thuật toán này được nhiều trader ưa chuộng bởi khả năng hỗ trợ giao dịch vô cùng hiệu quả. Trước khi có sự xuất hiện của Proof of Authority, PoW và PoS là 2 cái tên quen thuộc trong các thuật toán trên thị trường tiền điện tử. Trên thực tế, mỗi thuật toán đều có những ưu và nhược điểm riêng mà người dùng cần nắm rõ để sử dụng chúng hiệu quả. 

Thuật toán Proof of Authority có những ưu điểm tuyệt vời nào so với PoW và PoS?
Thuật toán Proof of Authority có những ưu điểm tuyệt vời nào so với PoW và PoS?

Thuật toán PoW (Proof of Wor) 

Thuật toán PoW ra đời nhằm giúp người dùng đảm bảo nhân quyền giữa hàng trăm, hàng nghìn máy tính để có thể tham gia vào quá trình xác thực các giao dịch. Tính đến thời điểm hiện tại, PoW mang đến những trải nghiệm có tính bảo mật tương đối cao, tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Dễ bị tấn công: Có đến 51% khả năng người dùng thuật toán này bị tấn công khiến nó trở thành một điểm bất lợi. 
  • Tốc độ giao dịch chậm và phí dịch vụ cao: Công nghệ Blockchain dựa trên mạng lưới các nút phân tán. Trước thời điểm thêm giao dịch vào các khối, quá trình xác minh, đồng thuận và phê duyệt phải được nhận từ phần lớn các nút. Tương tự như hình ảnh tất cả các thành viên trong một công ty cùng nhau thực hiện một công việc vậy. Nhìn chung, thuật toán Proof of Wor không chỉ đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật cao mà còn mang lại khả năng mở rộng ưu việt. Thế nên số lượng giao dịch mỗi giây (TPS) thấp, trong khi phí giao dịch lại cao. 
  • Tiêu thụ năng lượng: Công cụ này cần sử dụng nhiều biện pháp tính toán và thiết bị đăng biệt trong quá trình sử dụng. Người dùng cần có một máy khai thác chuyên dụng nếu muốn trở thành một nhà giao dịch xác thực chính thức. 

Thuật toán PoS (Proof of Stake)

PoS được đánh giá cao hơn so với thuật toán PoW về tốc độ giao dịch
PoS được đánh giá cao hơn so với thuật toán PoW về tốc độ giao dịch

PoS là thế hệ ra đời sau thuật toán Proof of Wor với khả năng tính toán phi tập trung, có độ bảo mật cao cũng như không tiêu thụ năng lượng. So với PoW, PoS sở hữu tốc độ giao dịch nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thuật toán Proof of Stake cũng mang đến một trải nghiệm giao dịch vô cùng hiệu quả cho các sharding và được kỳ vọng sẽ tạo ra các mạng Blockchain mới. Ngoài ra, PoS còn mang đến các động lực tài chính mạnh mẽ cho quá trình xác thực. Cũng như PoW, PoS cũng mang một số nhược điểm sau:

Dễ bị tấn công

Trước hết, thuật toán PoS cũng dễ bị tấn công với tỷ lệ là 51%, cùng với tốc độ giao dịch còn thấp và khả năng mở rộng mạng chỉ ở mức trung bình. Hạn chế lớn nhất của PoS nằm ở việc nó làm giảm động lực của quá trình xác nhận tham gia vào quá trình bảo vệ mạng. 

PoS có sự tham gia với hàng nghìn nút trên thế giới

Đối với thuật toán Proof of Stake, bạn sẽ phải cược một số lượng mã thông báo mạng nhất định để trở thành người xác thực vì PoS sở hữu hàng nhìn nút tham gia trên toàn thế giới. Càng nhiều mã thông báo mạng thì người đặt cược sẽ có thêm khả năng tham gia vào quá trình xác thực giao dịch, cũng như thêm các khối mới. 

Cơ chế “chọn ngẫu nhiên”

Hệ thống của thuật toán Proof of Stake sẽ tiến hành “chọn ngẫu nhiên” nút đặt cược số xu từ hệ thống khi có một khối mới xuất hiện. Phương thức này được tạo ra để đảm bảo một khối phi tập trung, an toàn nhưng vô hình. Đồng thời, chúng mang đặc điểm “tập trung hóa” quyền xác thực các giao dịch trong tay của một tỷ lệ nhỏ các nút “giàu có”. Cơ chế này cũng khiến động cơ tham gia bảo vệ mạng của các nút bị giảm đi. 

Thuật toán PoA (Proof of Authority)

So với PoW, PoS thì các vấn đề được giải quyết nhờ PoA là gì? Nhìn chung, sự xuất hiện của PoS chính là cột mốc đánh dấu sự phát triển trở lại của các thuật toán trên blockchain. Cụ thể, PoA đã khắc phục được 4 nhược điểm to lớn mà PoW và PoS đã bỏ qua. 

Tiêu thụ năng lượng ít

Cụ thể, Proof of Authority không chú trọng quá nhiều vào việc tính toán hay yêu cầu các thiết bị chuyên dụng như PoW. Thế nên, Proof of Authority không tốn kém trong việc tiêu thụ năng lượng, hay điện năng. 

Bảo mật toàn diện

Người dùng có thể yên tâm khi sử dụng PoA bởi độ bảo mật được cải tiến liên tục
Người dùng có thể yên tâm khi sử dụng PoA bởi độ bảo mật được cải tiến liên tục

Để có thể trở thành người xác thực giao dịch với PoA thì bạn cần xác minh danh tính của mình và xây dựng danh tiếng tốt trên mạng. Bước này được tạo ra nhằm loại bỏ hoàn toàn các nút lỗi khiến hệ thống bị gián đoạn và làm chậm các giao dịch. Đồng thời, bạn cũng sẽ được PoA đảm bảo rằng kết quả xác nhận hợp lệ, công bằng, cũng như không bị kiểm soát. 

Thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng, khả năng mở rộng cao

Hệ thống của PoA cũng sẽ tự động chọn các nút để tham gia xác thực giao dịch một cách ngẫu nhiên khi khối mới được hình thành. Cơ chế này còn thực hiện thêm khối vào mạng khi có được sự đồng thuận của các nút khác. Theo đó, Proof of Authority hoạt động dưới một số trình xác thực nhất định. Thế nên, PoA được đánh giá là một mô hình sở hữu tốc độ giao dịch nhanh chóng và sử hữu khả năng mở rộng cao. 

Mang đến động lực tài chính mạnh mẽ cho quá trình xác thực

Khác với PoS, PoA bỏ qua việc xem xét sự khác biệt của tiền tệ để cân bằng sự thành công của mạng, cũng như việc nó sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dùng trong quá trình xác thực mạng. Bên cạnh đó, người dùng sẽ nhận được mã thông báo blockchain như một phần thưởng sau khi hoàn tất quá trình xác thực giao dịch. Thế nên, người dùng sẽ thêm động lực tích cực để tiếp tục tham gia. 

Ưu điểm và hạn chế của thuật toán PoA là gì?

Như đã trình bày, bất kỳ thuật toán nào cũng sẽ có 2 mặt và PoA cũng không ngoại lệ. Thế nên, người dùng cần hiểu rõ mỗi công cụ mình dùng để tránh nhầm lẫn trong suốt quá trình sử dụng. Cũng có thể thấy rằng, thuật toán Proof of Authority là một trong những giải pháp toàn diện cho những công ty muốn tận hưởng lợi ích từ công nghệ blockchain như một chuỗi cung ứng và hậu cần nhưng vẫn đảm bảo an ninh. Vì tính tập trung và phân cấp thấp nên nhiều nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc nếu muốn áp dụng thuật toán Proof of Authority vào thế giới của tiền điện tử. Cũng vì thế mà PoA ít khi được dùng trong các blockchains chuyên nghiệp như DeFi và GamFi. Dưới đây là những thông tin về Proof of Authority mà Exness đã tổng hợp dành cho bạn. 

Nắm rõ ưu và nhược điểm của thuật toán PoA để tối ưu hiệu quả sử dụng
Nắm rõ ưu và nhược điểm của thuật toán PoA để tối ưu hiệu quả sử dụng

Lợi ích mà thuật toán Proof of Authority mang lại

Đầu tiên, bài viết sẽ trình bày những điểm mạnh của thuật toán PoA là gì mà nó lại được nhiều người ưa chuộng và tin dùng đến thế. Cụ thể:

  • Thuật toán Proof of Authority sở hữu tốc độ giao dịch nhanh chóng, cùng với khả năng mở rộng mạng lớn. Trong đó, mỗi khối chỉ mất khoảng 5 giây để được tạo mới. 
  • Có chi phí giao dịch thấp. So với các thuật toán khác trên thị trường, PoA mang đến những trải nghiệm toàn diện hơn với chi phí thấp hơn nhờ tốc độ xử lý nhanh chóng của mình. Ngoài ra, nó không cần nỗ lực tính toán hay yêu cầu bất kỳ thiết bị chuyên dụng nào. Vì vậy, Proof of Authority (PoA) được đánh giá là giải pháp hữu hiệu để duy trì và vận hành mạng so với các thuật toán khác. 
  • Nâng cao khả năng bảo mật: Bạn cần trả qua các bước xác minh danh tính với một mức độ tin cậy nhất định nếu muốn đánh giá giao dịch. Vậy nên, thuật toán Proof of Authority có thể loại bỏ được toàn bộ các cuộc tấn công không đáng có, mang đến những trải nghiệm toàn diện cho người dùng. 

Hạn chế của thuật toán Proof of Authority

Để nhìn nhận Proof of Authority dưới góc nhìn khách quan nhất, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài nhược điểm của thuật toán này bạn nhé. 

Thuật toán PoA vẫn cần khắc phục một vài nhược điểm để tối ưu hiệu quả sử dụng
Thuật toán PoA vẫn cần khắc phục một vài nhược điểm để tối ưu hiệu quả sử dụng
  • Mất phân quyền: Nghĩa là Proof of Authority phân cấp mạng khá kém do có ít nút xác nhận trong mạng lưới. 
  • Trình xác thực dễ bị giả mạo: Vì ID của trình xác thực sẽ được công khai trên mạng nên có thể bị giả mạo hoặc thao túng bởi bên thứ ba cho những hành vi xấu. Chẳng hạn như việc kẻ tấn công nhắm đến một cuộc phá vỡ mạng, thì chúng sẽ khai thác các điểm yếu này từ thuật toán PoA để thuyết phục một kiểm toán viên công khai gian lận. Việc này khiến hệ thống bị phá vỡ từ bên trong. 
  • Phân quyền thấp: Xác thực khối sẽ do một nhóm người cụ thể kiểm soát. Nó cũng không sở hữu khả năng là một trình xác nhận. Mạng PoA đa phần chỉ chấp nhận những người dùng có danh tiếng lâu năm để trở thành người xác thực giao dịch. Vì vậy công chúng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn giám định mạng. 

Điểm danh các blockchain đang sử dụng cơ chế PoA

Vì Proof of Authority sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt như thế nên nó được ứng dụng trong nhiều blockchain cũng là điều dễ hiểu. Trong đó, có thể kể đến một vài cái tên như là Blockchain PoA, Binace Smart Chain, Vechain, OKExChain, HECO, Cronos, Gatechain… cụ thể:

  • Blockchain PoA: Đây là một trong những mạng công cộng được tạo thành dựa trên nền tảng của chuỗi khối Ethereum. 
  • Chuỗi thông minh Binance: Chuỗi thông minh Binance nằm trong danh mục những chuỗi khối PoA mạnh mẽ và toàn diện nhất. Kể từ khi được công bố đến công chúng, Binace Smart Chain đã thu hút được sự chú ý của nhiều người dùng. Nhờ đó mà dữ liệu có trong chuỗi của BSC cũng trên đà tăng trưởng rất nhiều. 
  • Vechain: Vechain được tạo ra dưới hình thức blockchain công khai dành cho các doanh nghiệp. Nó tập trung chủ yếu vào việc quản lý thông tin của các doanh nghiệp, chuyên chú trọng vào hậu cần, cũng như mảng quản lý chuỗi cung ứng. 

Lời kết

Tất cả thông tin hướng dẫn về PoA là gì đã được chúng tôi giới thiệu cụ thể qua bài viết trên của Exness. Nhìn chung, Proof of Authority được đánh giá là toàn diện hơn so với các thuật toán trước nó nên được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng bất kỳ công cụ nào đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực nên các bạn cần tìm hiểu thật kỹ một thuật toán trước khi sử dụng. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc có được một cái nhìn toàn cảnh hơn về thuật toán này cũng như ưu và nhược điểm của nó để có thể vận dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Quá trình hình thành và phát triển của Automated Market Maker

Vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *