ROCE là gì

ROCE là gì? Công thức tính và ý nghĩa của ROCE là gì?

Nếu bạn chưa nắm rõ chỉ số ROCE là gì thì Exness sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về công cụ tài chính này. Cụ thể bao gồm khái niệm, cách xác định chỉ số này, cũng như ý nghĩa đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư hay một vài lưu ý khi sử dụng ROCE. Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm một công cụ hữu ích trong việc đánh giá tỷ lệ thu nhập cụ thể dựa vào số vốn đã dùng. 

ROCE là gì? 

Hiểu đơn giản về Return on Capital Employed
Hiểu đơn giản về Return on Capital Employed

ROCE được viết gọn lại từ cụm từ tiếng anh Return on Capital Employed, tức là phần lợi nhuận có được dựa vào số vốn. Qua đó, các nhà đầu tư có thể đo lường mức độ sinh lời của một công ty nhờ vào mô hình dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Hoặc xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng phản ánh cách sử dụng vốn ban đầu của công ty. Từ đó, giúp doanh nghiệp tìm ra lỗ hỏng để điều chỉnh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Những lý do trên đã khiến ROCE được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng và trở thành chỉ số tiềm năng trong việc đánh giá mức độ phát triển của công ty. 

Xác định ROCE như thế nào?

Nắm vững cách tính ROCE là gì sẽ tạo bước đệm vững chắc giúp các nhà đầu tư áp dụng hiệu quả chỉ số này. Dưới đây là công thức xác định chỉ số ROCE: 

Công thức tính ROCE khá đơn giản, chỉ với 2 yếu tố là EBIT và vốn sử dụng
Công thức tính ROCE khá đơn giản, chỉ với 2 yếu tố là EBIT và vốn sử dụng

Trong đó:

  • EBIT: chính là lợi nhuận trước khi tính thuế và lãi vay, cụ thể là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các loại chi phí tạo thành sản phẩm và chi phí hoạt động. 
  • Vốn sử dụng: được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi nợ ngắn hạn. Cụ thể, tổng tài sản sẽ bao gồm tất cả những tài sản mà công ty đang có, chẳng hạn như cổ phiếu, nợ vốn, vốn cổ đông hay ngân quỹ dự phòng và các khoản ưu đãi…

Ý nghĩa của chỉ số ROCE trong lĩnh vực tài chính là gì?

Về cơ bản, chỉ số ROCE đều có những ý nghĩa nhất định với các nhà đầu tư nói riêng và nhiều doanh nghiệp nói chung. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn ảnh hưởng của công cụ tài chính này, Exness sẽ trình bày cụ thể trong phần tiếp theo: 

Cách ROCE tác động đến các doanh nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các nhà đầu tư
Cách ROCE tác động đến các doanh nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các nhà đầu tư

Đối với các doanh nghiệp

Thông qua ROCE, các doanh nghiệp có thể biết được khoản lợi nhuận thu được trên 1 USD tiền vốn. Nhờ đó, các công ty sẽ có cơ sở vững chắc để đánh giá trực quan về tình hình hoạt động của họ dựa trên nguồn vốn bỏ ra. Giá trị cuối cùng của ROCE cũng phản ánh điểm hòa vốn tốt nhất cho nhà lãnh đạo của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có được một công cụ hữu ích trong việc đánh giá và dự báo tiềm năng phát triển của tổ chức.

Đối với các nhà đầu tư

ROCE trở thành trợ thủ đắc lực với nhiều nhà đầu tư nhờ cung cấp các dữ liệu giúp đánh giá hiệu quả và chính xác về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, có thể dễ dàng so sánh lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn vốn như công ty dầu khí, công ty điện lực hay viễn thông…). ROCE sẽ giúp so sánh hiệu quả hai công ty hoạt động trong cùng khu vực, cụ thể với giá trị ROCE càng cao sẽ phản ánh tiềm năng phát triển của công ty càng vững mạnh.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROCE là gì?

Biết rõ về công cụ tài chính mà các nhà đầu tư sắp sử dụng sẽ giúp hạn chế được những rủi ro không đáng có. Bên cạnh những điểm mạnh khiến ROCE được nhiều người yêu thích thì nó cũng tồn tại một số hạn chế khiến chỉ số này không thực sự hoàn hảo. Vậy những khía cạnh nổi bật và nhược điểm cần lưu ý của ROCE là gì? Hãy cùng Exness khám phá bạn nhé. 

Tương tự như các chỉ số đánh giá hiệu suất khác, ROCE có ưu – nhược điểm nhất định
Tương tự như các chỉ số đánh giá hiệu suất khác, ROCE có ưu – nhược điểm nhất định

Về ưu điểm

  • Nhìn chung, chỉ số ROCE có công thức xác định khá đơn giản chỉ với 2 yếu tố trong công thức. Chính vì thế mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng một cách dễ dàng.
  • Các nhà quản lý có thể sử dụng ROCE để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hay các dự án đầu tư bằng ROCE mà không cần sự giúp đỡ của kế toán. Giá trị của chỉ số là tỷ lệ phần trăm, giúp các nhà đầu tư dễ dàng so sánh với các dự án có quy mô lớn hơn và sở thích khác nhau. 

Về hạn chế

  • ROCE sử dụng các dữ liệu tài chính trong quá khứ nên ROCE có thể bị bóp méo, khiến độ chính xác của chỉ số sẽ giảm đi nếu công ty có sự can thiệp, thay đổi các kết quả trong dữ liệu kế toán.
  • Không nên đầu tư vào các tài sản mới khi dùng Return on Capital Employed để đo lường hiệu suất. Nguyên nhân là vì đầu tư vào tài sản mới sẽ khiến giá trị tài sản tăng, kèm theo việc khấu hao, thu nhập trước lãi vay, hay thuế và thậm chí là ROCE đều sẽ giảm. 
  • ROCE chỉ mang tính tương đối và không phản ánh được thời gian thực hiện của dự án. Tuy nhiên, dự án có thời hạn càng cao thì rủi ro càng lớn. Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu dự trữ quá lớn thì ROCE sẽ không phản ứng. 
  • ROCE cung cấp những thông tin chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì tiền dự trữ có thể, hoặc không thể sử dụng như một khoản đầu tư nên bạn có thể thổi phồng số vốn sử dụng. Điều đó dẫn đến việc kết quả có sai lệch, thiếu chuẩn xác.

Một số lưu ý khi áp dụng chỉ số ROCE

Cần đặt ROCE vào các điều kiện giống nhau khi so sánh các công ty
Cần đặt ROCE vào các điều kiện giống nhau khi so sánh các công ty

Như đã trình bày, công thức tính ROCE khá đơn giản nhưng việc áp dụng chỉ số này sao cho hiệu quả thì không phải trader nào cũng thực hiện được. Vì vậy, Exness sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROCE là gì. Cụ thể:

  • Một nhà đầu tư khôn ngoan sẽ dựa vào kết quả ROCE cung cấp để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp theo thời gian. Ngoài ra, các bạn chỉ nên quyết định đầu tư vào những công ty có giá trị ROCE tăng theo các năm. 
  • Các bạn chỉ nên sử dụng ROCE để tiến hành so sánh các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực và trong cùng một khoảng thời gian.
  • Bên cạnh đó, ROCE nên được đặt lên bàn cân cùng với ROCE điểm chuẩn của ngành để có được những thông tin cụ thể nhất. Chẳng hạn như công ty X có ROCE là 20% trông đẹp hơn so với công ty Y có ROCE bằng 10%. Thế nhưng, khi điểm chuẩn của ngành nằm ở mức 35% thì cả công ty X và Y đều được đánh giá là có ROCE thấp. 

Điểm khác biệt giữa ROCE và ROA là gì?

Tỷ lệ hoàn vốn sử dụng, tức ROCE và tỷ số lợi nhuận trên tài sản, gọi tắt là ROA được nhiều nhà phân tích tài chính ưu ái trong việc đánh giá với công ty khác. Trong khi ROCE mang đến những dữ liệu hữu ích khi đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn của một công ty bất kỳ. 

Hiểu về ROA và ROCE để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng
Hiểu về ROA và ROCE để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng

Về công thức tính Return on Capital Employed

Như đã trình bày, chỉ số ROCE được tính từ EBIT và nguồn vốn sử dụng, trong đó vốn sử dụng có được nhờ việc tính tổng tài sản trừ đi nợ ngắn hạn, hoặc tổng vốn của chủ sở hữu và nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Chính vì thế mà ROCE được đánh giá là tương tự với ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ngoại trừ ROCE tính cả các khoản nợ cần được thanh toán. Trong đó chỉ số ROCE càng cao phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn khả dụng của mình để đầu tư và tạo ra được nhiều khoản lợi nhuận khác. 

Nhìn chung, ROCE cung cấp những tín hiệu khá tốt để đánh giá các doanh nghiệp có đang thâm hụt nguồn vốn hay không, từ đó có được những chính sách điều chỉnh kịp thời. Một tỷ lệ ROCE được xem là tốt khi nó thuộc mức cao hơn hiệu quả tài chính trung bình. ROA và ROCE có điểm tương đồng ở việc cả 2 đều có thể đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Điểm khác biệt cần lưu ý chính là chỉ số, nếu ROE chủ yếu tập trung vào việc sử dụng tài sản sao cho hiệu quả, thì ROA chia doanh thu hàng năm cho tổng tài sản để phản ánh lợi nhuận thu được trên mỡi USD tạo ra so với tài sản của doanh nghiệp. 

Về công thức tính ROA

ROA được tính dựa vào thương của thu nhập ròng so với tổng tài sản của doanh nghiệp
ROA được tính dựa vào thương của thu nhập ròng so với tổng tài sản của doanh nghiệp

Trong đó, tỷ lệ ROA mang đến những tín hiệu tích cực vì doanh nghiệp đang trên đà phát triển khá tốt và tạo được nguồn lợi nhuận đáng kể từ nguồn vốn lưu động. Tương tự như những chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động khác, ROA chỉ mang lại kết quả chuẩn xác khi được dùng để so sánh các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. 

Nhìn chung, 2 chỉ số này có sự khác biệt không lớn thế nhưng vẫn là một lưu ý mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Từ đó, các bạn có thể áp dụng hiệu quả các thước đo thu nhập khác nhau trên thị trường để có thể đánh giá chính xác về hiệu suất hoạt động của một công ty dưới góc nhìn khách quan nhất. Cuối cùng, có được một cái nhìn toàn diện nhất về dòng tiền, tình trạng tài chính và tiềm năng phát triển trong tương lai của một doanh nghiệp. 

Lời kết

Khái niệm ROCE là gì và những khía cạnh thú vị về chỉ số này đã được trình bày cụ thể trong bài viết hướng dẫn trên. Về cơ bản, Return on Capital Employed có công thức tính toán đơn giản mà bất kỳ trader nào cũng có thể áp dụng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các lưu ý đáng quan tâm về chỉ số này cũng được chúng tôi chia sẻ vô cùng chi tiết, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về chỉ số tài chính này. Chúc các bạn thành công với các thương vụ đầu tư tiếp theo.

Xem thêm:

Mối quan hệ của Return On Equity và các chỉ số tài chính khác nên biết

Một vài lưu ý trong việc sử dụng ROA – Return On Assets là gì?

Một vài lưu ý khi tính toán chỉ số PEG – Price Earning to Growth để chính xác hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *