Tweezer Top Tweezer Bottom

Mô hình nến Tweezer Top và Tweezer Bottom là gì?

Với những trader theo đuổi phong cách Price Action khái niệm mô hình nến Tweezer Top và Tweezer Bottom rất quan trọng. Bởi đây là một trong những mô hình giá đảo chiều đáng chú ý. Trader cần nắm vững và hiểu rõ về mô hình nến để đưa ra quyết định chính xác ngay cả khi tín hiệu đảo chiều xu hướng thị trường không được thể hiện một cách rõ ràng rõ ràng. Để tìm hiểu kỹ hơn về hai mô hình nến này và nâng cao hiệu quả giao dịch. Xem ngay những thông tin về tweezer là gì được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Exness nhé!

Nến Tweezer Top và Bottom là gì?

Mẫu hình nến đảo chiều Tweezer Top và Tweezer Bottom
Mẫu hình nến đảo chiều Tweezer Top và Tweezer Bottom

Nến Tweezer Top là mẫu hình nến đảo chiều xu hướng nhận được khá nhiều sự quan tâm. Trong một xu hướng tăng giá hoặc xu hướng giảm giá, mô hình nến này thường xuyên xuất hiện tại vị trí đỉnh hoặc đáy của xu hướng.

Hầu hết các mô hình nến đảo chiều chỉ được hình thành bởi một nến. Nhưng nến Tweezer gồm có hai thanh nến có màu sắc khác biệt nhau kết hợp lại tạo nên một mẫu nến. Chúng có chung một mức giá mở cửa hay mức giá đóng cửa trong đó cây nến sẽ không có bóng trên hoặc bóng dưới. Một số trường hợp có bóng nến thì cũng không sao, không ảnh hưởng nhiều đến thông tin. Nến Tweezer chia thành hai loại là Tweezer Top và Tweezer Bottom rất dễ phân biệt. Anh em muốn rõ hơn về từng loại nến này hãy xem tiếp phần sau đây nhé!

Nến Tweezer Top là gì?

Mô hình nến đỉnh nhíp (Tweezer Top)
Mô hình nến đỉnh nhíp (Tweezer Top)

Mô hình nến Tweezer Top còn thường được gọi với tên là đỉnh nhíp. Mô hình này rất hay xuất hiện trong một xu hướng tăng giá và mang đến nhiều thông tin quan trọng. Thực tế cho thấy mức giá đóng cửa của Tweezer Top sẽ nằm rất gần khu vực mức giá cao nhất trong ngày. Nếu đà tăng thúc đẩy mức giá lên cao thì nhưng sẽ không duy trì sang ngày thứ hai. Lúc tâm lý của trader đã bắt đầu thay đổi ngược lại thì xu hướng cũng sẽ thay đổi.

Sau khi thị trường mở cửa, có thể nhận thấy mức giá bị đẩy xuống thẳng đứng trong nến Tweezer Top. Lúc đó mức giá đang ngang bằng với mức giá đóng cửa của hôm trước, dẫn đến xu hướng giá giảm xuất hiện. Đây cũng là nguyên nhân lấy đi toàn bộ kết quả tăng giá diễn ra trong phiên giao dịch hôm qua.

Anh em tìm hiểu về nến Tweezer Top sẽ biết rằng có tình huống xuất hiện nhiều cây nến. Không phải là luôn luôn chỉ có hai cây nến có cùng một đỉnh nhíp đâu nhé. Điều này được cho là đang thể hiện tín hiệu đảo chiều diễn ra nhẹ nhàng. Nhưng tín hiệu này lại đáng tin cậy hơn so với tình huống các thanh Tweezer Top tập hợp thành một mô hình nến khác.

Nến Tweezer Bottom là gì?

Mô hình nến đáy nhíp (Tweezer Bottom)
Mô hình nến đáy nhíp (Tweezer Bottom)

Nến Tweezer Bottom là dạng ngược lại với mẫu hình đỉnh nhíp Tweezer Top. Theo đó, người ta thường gọi đây là mô hình đáy nhíp. Nó sẽ diễn ra trong một xu hướng giảm giá, đến một lúc nào đó thúc đẩy mức giá xuống dưới mức thấp. Thì khi đó mức giá đóng cửa của mô hình Tweezer Bottom sẽ nằm tại khu vực gần với mức giá thấp nhất trong ngày.

Tuy nhiên đà tăng giá sẽ xuất hiện trong ngày thứ hai tạo nên có sự trái ngược hoàn toàn. Vào lúc thị trường mở cửa, những tổn thất trong ngày hôm trước sẽ được lấp đầy trở lại.

Khi nhìn vào mô hình nến Tweezer Bottom ta sẽ thấy có hai hoặc nhiều thanh nến có cùng một đáy. Ở đây anh em không cần để ý nhiều đến chiều cao hay màu sắc của cây nến. Chúng không phải là yếu tố quan trọng, kể cả những cây nến không đứng kề nhau vẫn không sao. Thậm chí hiện tượng này đang cho thấy tín hiệu đảo chiều xu hướng tuy xảy ra nhẹ, nhưng lại đáng tin cậy. Độ chắc chắn còn cao hơn khi các thanh nến hợp lại tạo thành một mô hình nến khác.

Mẫu hình nến Tweezer Top và Bottom có ý nghĩa là gì?

Ý nghĩa của mẫu hình nến Tweezer là gì?
Ý nghĩa của mẫu hình nến Tweezer là gì?

Trader có thể đọc được nhiều thông tin hữu ích thông qua nghiên cứu nến Tweezer là gì. Cụ thể, lúc thị trường bắt đầu hình thành mô hình nến Tweezer Top hay nến Tweezer Bottom. Dễ dàng nhận ra đang có sự đột phá theo hướng giảm giá hoặc nếu tăng giá thì rất mạnh. Từ đó anh em rút ra được rằng thị trường chuẩn bị diễn ra xu hướng giảm giá mạnh.

Như đã nói ở trên, sự xuất hiện của đảo chiều Tweezer Top và Bottom thường ở trong một xu hướng tăng giá hoặc xu hướng giảm giá. Sẽ là tín hiệu báo hiệu sự tăng giá nếu thị trường đang thị trường đang ở trạng thái xu hướng tăng. Mà ở đó đường giá lại tiếp tục được đẩy lên mức cao hơn. Thì anh em sẽ thấy mức giá đóng nến thông thường sẽ nằm gần với vùng giá cao nhất của nến.

Tuy nhiên, đừng bất ngờ nếu ỏ cây nến thứ hai mọi chuyện sẽ trái ngược hoàn toàn. Nguyên nhân là bởi khi thị trường bắt đầu mở cửa lại, sự xuất hiện của cây nến giá giảm. Việc đánh mất đi sức tăng trưởng ở cây nến trước đã được giải thích ở phần trên. Tương tự trong xu hướng giảm giá cơ chế cũng không có gì khác biệt.

Đặc điểm của mô hình đỉnh nhíp (Tweezer Top) và đáy nhíp ( Tweezer Bottom) là gì?

Đặc điểm cơ bản của hai mô hình Tweezer Top và Tweezer Bottom
Đặc điểm cơ bản của hai mô hình Tweezer Top và Tweezer Bottom

Trong quá trình giao dịch, một số nhà đầu tư đã có những nhận định chưa đủ chính xác. Tốt hơn hết hãy theo dõi đánh giá của chuyên gia để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. cụ thể, nhiều người tin rằng mẫu hình nến Tweezer Top phải có mức giá đóng cửa xấp xỉ nhau giữa hai cây nến mới được. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi có được từ chia sẻ của chuyên gia thì  không cần thiết.

Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận được một số ý kiến cho rằng màu sắc của hai thanh nến phải đối lập nhau. Đây không phải là nguyên tắc cần thiết, dù đa số trường hợp mọi người sẽ thấy như thế nhưng vẫn có ngoại lệ. Và màu sắc cây nến trong mẫu hình này không thật sự quan trọng. Xem thêm những đặc điểm của mô hình nến Tweezer sau đây sẽ giúp bạn nhìn nhận chính xác hơn: 

Đặc điểm của nến Tweezer Top là gì?

Mẫu hình nến Tweezer Top điển hình cần có những đặc điểm như sau để được công nhận:

  • Đỉnh nhíp bắt buộc phải xuất hiện trong một xu hướng tăng giá đồng thời thể hiện được tín hiệu đảo chiều. Tín hiệu này phải diễn ra từ xu hướng tăng giá rồi nhanh chóng chuyển thành xu hướng giảm giá.
  • Mô hình Tweezer Top phải được tạo từ ít nhất hai cây nến, có thể gồm nhiều thanh nến hơn.
  • Có một vùng kháng cự hình thành từ đỉnh của các thanh nến bằng nhau hoặc gần bằng nhau.

Đặc điểm của nến Tweezer Bottom là gì?

Tweezer Bottom ngược lại với mẫu hình nến Tweezer Bottom và có những đặc điểm nổi bật gồm:

  • Đáy nhíp bắt buộc phải xuất hiện trong một xu hướng giảm giá đồng thời thể hiện được tín hiệu đảo chiều. Tín hiệu này phải diễn ra từ xu hướng tăng giảm rồi nhanh chóng chuyển thành xu hướng tăng giá.
  • Mô hình Tweezer Bottom phải được tạo từ ít nhất hai cây nến, có thể gồm nhiều thanh nến hơn.
  • Có một vùng hỗ trợ hình thành từ đáy của các thanh nến bằng nhau hoặc gần bằng nhau.

Anh em tham gia giao dịch thường xuyên sẽ thấy mẫu hình nến Tweezer Top và Bottom xuất hiện nhiều ở các biểu đồ giao dịch. Nhưng độ tin cậy của hai mô hình nến đảo chiều này không được trader lâu năm đánh giá cao. Lời khuyên của chúng tôi là chỉ nên xem nến Tweezer như thông tin tham khảo mà thôi. Còn nếu muốn giao dịch chuẩn và đạt hiệu quả cao thì hãy kết hợp với những chỉ báo khác. Cần xác nhận tín hiệu đảo chiều chính xác rồi mới đưa ra quyết định. Nến Tweezer Top và Bottom có thể cho anh em tín hiệu nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ.

Diễn biến tâm lý trong mẫu hình Tweezer Top và Tweezer Bottom

Diễn biến tâm lý thường thấy khi có nến Tweezer
Diễn biến tâm lý thường thấy khi có nến Tweezer

Đối với nến Tweezer Top, nó diễn ra trong một xu hướng tăng giá nên dễ thấy là phía bên người bán sẽ tiếp đẩy đường giá lên cao hơn. Chính vì thế mà một đỉnh nhíp mới được tạo thành. Chuyển đến phiên giao dịch kế tiếp, thị trường mở cửa bắt đầu và mức giá được đưa ra va chạm vào mức giá cao trước đó.

Tuy nhiên, chưa đủ mạnh mẽ để vượt qua mà phải quay đầu dịch chuyển xuống phía dưới. Diễn biến tâm lý này thể hiện rằng phía bên mua đã bắt đầu chốt lời. Cũng có thể là phía bên bán gia tăng sức mạnh khi giá đang tiếp cận vùng kháng cự. 

Đối với nến Tweezer Bottom, anh em theo dõi sẽ thấy diễn biến tâm lý cũng diễn ra tương tự. Điểm khác duy nhất là mẫu hình nến này diễn ra trong một xu hướng giảm giá.

Cách giao dịch hiệu quả với nến Tweezer Top và Tweezer Bottom

Tìm điểm vào lệnh chính xác

Vào lệnh ngay sau khi nến thứ 2 kết thúc
Vào lệnh ngay sau khi nến thứ 2 kết thúc

Điều anh em trader quan tâm nhất khi phân tích một nến đảo chiều chính là điểm vào lệnh. Nếu thấy mẫu hình nến Tweezer có độ tin cậy cao sau khi xét thêm nhiều tín hiệu hỗ trợ. Anh em chọn điểm vào lệnh giao dịch ngay sau thanh nến thứ hai kết thúc là khôn ngoan nhất. Với Tweezer Top thì vào lệnh bán, ngược lại với nến Tweezer Bottom sẽ vào lệnh mua.

Nhắc lại là nến Tweezer cho thấy tín hiệu không quá mạnh do đó việc kết hợp thêm nhiều công cụ khác là cần thiết. Anh em cần chắc chắn rằng mình đã phân tích tốt thì giao dịch mới được hiệu quả hơn. 

Nếu đã hiểu Tweezer là gì anh em sẽ thấy đỉnh nhíp được tạo nên bởi một thanh nến tăng giá. Theo sau nó là cây nến giảm giá cực kỳ mạnh và phiên giao dịch sau sẽ trái ngược. Lợi nhuận mà người mua có được trong phiên giao dịch sẽ biến mất ngay khi bắt đầu phiên giao dịch mới.

Ngoài ra, có thể xem việc thanh nến giảm giá phía sau không có bóng nến là một tín hiệu giá giảm bổ sung. Chính vì thời điểm thích hợp để vào lệnh Sell là ngay sau khi cây nến đỏ thứ 2 bắt đầu đóng cửa.

Đặt điểm cắt lỗ và chốt lời

Điểm đặt lệnh dừng lỗ lí tưởng là ngay trên đỉnh của mẫu hình nến Tweezer Top và dưới đáy của Tweezer Bottom. Đồng nghĩa với việc chiều cao của khoảng cách để cắt lỗ chỉ gần bằng một thanh nến. Ngưỡng kháng cự thì khuyến khích trader đặt lệnh tại khu vực hỗ trợ mạnh gần mức giá nhất.

Lưu ý cần biết khi giao dịch với mô hình Tweezer Top và Bottom

Giao dịch với mô hình Tweezer Bottom như thế nào?

Nên vào lệnh khi cây nến đang ở 1/3
Nên vào lệnh khi cây nến đang ở 1/3

Không khó để nhận ra thị trường có sự đột phá, giá tăng mạnh tại thời điểm hình thành mẫu hình nến đáy nhíp. Bởi mức giá đóng cửa của thanh nến thứ hai nằm phía trên thanh nến giảm đầu tiên đồng thời độ lớn còn gấp đôi thanh nến đầu tiên. Rút ra được đây là một tín hiệu đảo chiều tăng giá mạnh mẽ của thị trường.

Ngay khi thanh nến thứ hai đóng vào lệnh là tốt nhất hoặc cũng có thể đặt lệnh mua khi cây nến đang ở 1/3. Điểm đặt lệnh Stop Loss thích hợp nhất ở đây là ngay phía dưới đáy của mẫu hình. Nếu thấy thanh nến thứ hai là cây nến tăng càng mạnh thì mức độ tín hiệu càng đáng tin.

Giao dịch với mô hình Tweezer Top như thế nào?

Nên vào lệnh ngay khi thanh nến thứ hai đóng cửa
Nên vào lệnh ngay khi thanh nến thứ hai đóng cửa

Anh em có thể thấy được thị trường có sự đột phá theo hướng mạnh ở thời điểm hình thành mẫu hình nến đỉnh nhíp. Tín hiệu đảo chiều báo hiệu cho anh em trader về xu hướng giảm giá mạnh mẽ của thị trường.

Ngay khi thanh nến thứ hai đóng vào lệnh là tốt nhất hoặc cũng có thể đặt lệnh mua khi cây nến đang ở 1/3. Điểm đặt lệnh Stop Loss thích hợp nhất ở đây là ngay phía trên đỉnh của mẫu hình. Nếu thấy thanh nến thứ hai là cây nến giảm càng mạnh thì mức độ tín hiệu càng đáng tin.


Trên đây là những thông tin hướng dẫn cơ bản để anh em giải đáp thắc mắc niệm Tweezer là gì. Chúng tôi cũng đã chia sẻ những đặc điểm nhận dạng ở hai mẫu hình nến đảo chiều Tweezer Top và Tweezer Bottom. Hy vọng bài viết này của chuyên mục Exness Hướng Dẫn sẽ hữu ích để các nhà đầu tư vận dụng tốt và sử dụng thêm các công cụ khác vì mục đích thu được thành quả tốt nhất.

Xem thêm:

Các chiến lược giao dịch thành công nhất với Outside bar

Những điểm mạnh và hạn chế cần khắc phục của mô hình nến Hammer

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Three Black Crows

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *