Mẫu hình VSA tạo đáy

Mẫu hình VSA tạo đáy và ứng dụng giao dịch cụ thể

Mẫu hình VSA tạo đáy được biết là một trong những phương pháp phổ biến nhất để tìm kiếm đáy trong một chu kỳ. Thông qua việc áp dụng mẫu hình VSA tạo đáy vào trong giao dịch, các nhà đầu tư có thể xác định được đâu là điểm vào và điểm thoát lệnh. Ngoài ra, nó cũng cũng cung cấp các tín hiệu và giúp Traders phán đoán chính xác chiều hướng di chuyển của thị trường. Để hiểu hơn về mẫu hình VSA tạo đáy thì đọc những nội dung dưới đây của bài viết nhé!

Khái niệm mô hình tạo đáy VSA

VSA – Volume Spread Analysis là phương pháp phân tích biến động giá và khối lượng dựa vào cung – cầu thị trường. Dựa vào thông tin mà VSA cung cấp, các nhà giao dịch có thể dự đoán được chiều hướng di chuyển tiếp theo của thị trường. Từ đó, thua được nguồn lợi nhuận khổng lồ thông qua tiến trình giao dịch.

VSA đã được sáng lập từ lâu, vào những năm 1960 – 1970 và được xây dựng hoàn toàn bởi lý thuyết phương pháp Wyckoff. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng VSA không hề bị mất đi trong thị trường giao dịch. Ngược lại, phương pháp này được nhiều nhà đầu tư sử dụng rộng rãi, mang đến những tín hiệu thị trường chính xác nhất. VSA chỉ dựa trên ba yếu tố chính là: Khối lượng (Volume) , Giá (Price) và Chênh Lệch (Spread).

Tuy nhiên, nó hỗ trợ Traders rất nhiều trong quá trình phán đoán thị trường cũng như đưa ra những quyết định đầu tư với độ tin cậy cao. Đặc biệt hơn, thông qua VSA, các nhà giao dịch có  thể đánh giá mối quan hệ cung cầu và nắm bắt tâm lý của hầu hết nhà đầu tư trên thị trường, cụ thể là các nhà đầu tư lớn.

Trong thị trường Việt Nam, VSA là phương pháp rất nổi tiếng bởi vì các nhà đầu tư tổ chức chiếm tới 90% thanh khoản thị trường. Do đó việc “theo dấu cá mập” giúp nhà các Traders giao dịch dễ dàng cũng như sở hữu xác suất thành công cao hơn, mang lại những nguồn lợi nhuận lớn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý II hàng năm có nhiều biến động giảm liên tục với biên độ đáng kể. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thường đưa ra câu hỏi “Đâu là đáy của thị trường?”. Để tìm được đáy thị trường, các Traders có thể dễ dàng xác định thông qua mẫu hình VSA tạo đáy.

VSA tạo đáy được hiểu như là một tập hợp các mẫu hình tiết lộ các xu hướng tạo đáy trong thời kỳ suy thoái của thị trường. Để biết được rằng thị trường đã thật sự tạo đáy hay chưa, các Traders cần phải xem xét dựa trên các yếu tố sau:

  • Sự xuất hiện của một phiên giao dịch có khối lượng cao nhất
  • Giá hình thành mẫu hình kiểm chứng bao gồm 2 hoặc 3 đáy.
  • Xu hướng giảm bắt đầu chậm lại và chiều hướng di chuyển sang ngang.

Theo cách này, lý thuyết VSA đã nhắc đến những dấu hiệu xác định vùng đáy thông qua mô hình Wyckoff – mô hình phản ánh tính tổng thể của thị trường và được thể hiện qua hai giai đoạn quan trọng: Tích lũy và phân phối. Hai yếu tố này sẽ được phân tích một cách chính xác nhất để giúp các Traders nhận định được đâu ra đỉnh và đáy của chu kỳ kinh tế thời điểm hiện tại.

Sau khi đã tìm hiểu xong nội dung về khái niệm tổng quát nhất của mô hình tạo đáy VS. Tiếp sau đây, hãy cùng sàn Exness tìm hiểu về những đặc điểm của mô hình tạo đáy cũng như hiểu sâu hơn về mô hình này thông qua những ví dụ cụ thể.

Mô hình tạo đáy VSA được sử dụng rộng rãi tại thị trường giao dịch Việt Nam
Mô hình tạo đáy VSA được sử dụng rộng rãi tại thị trường giao dịch Việt Nam

Đặc điểm mô hình tạo đáy VSA là gì?

Mô hình VSA tạo đáy phổ biến nhất là mô hình Wyckoff xảy ra trong quá trình tích lũy. Giai đoạn tích lũy của phương pháp này được chia thành 5 giai đoạn nhỏ, được sắp xếp theo quy ước từ A đến E. Trong từng giai đoạn sẽ có một hành động giá riêng.

Những sự kiện chính diễn ra trong giai đoạn tích lũy như sau:

Từ A - E là 5 giai đoạn nhỏ của giai đoạn tích lũy trong mô hình Wyckoff
Từ A – E là 5 giai đoạn nhỏ của giai đoạn tích lũy trong mô hình Wyckoff

Điểm PS (Preliminary Support)

Điểm PS được biết đến là sự kiện đầu tiên được diễn ra dựa trên phương pháp Wyckoff. Preliminary Support xuất hiện trong quá trình tạo lập pha A với mục đích ngăn chặn xu hướng trước đó.

Từ những thông tin có thể thu thập được từ biểu đồ, các Traders có thể thấy rõ khối lượng ( Volume) và khung giá chuyển động ngược chiều với nhau. Đây được gọi là mối tương quan trái ngược, khi mà giá giảm thì khối lượng sẽ tăng và ngược lại. Thậm chí là có thể xảy ra một thanh giá với khối lượng cao nhất cùng bóng nến dài.

Tâm lý thị trường sau điểm Preliminary Support: Những người chơi lớn tăng cường mua lại tất cả các cổ phiếu đã giảm mạnh. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc

giá liên tục được ép xuống với khối lượng tích lũy lớn. Những người chơi yếu thế lúc này sẽ là những người cung cấp tính thanh khoản cho những người chơi lớn hơn tạo vị thế thị trường.

Ở vị trí PS xuất hiện, giá biến động theo chiều hướng đi xuống và khối lượng tăng cao
Ở vị trí PS xuất hiện, giá biến động theo chiều hướng đi xuống và khối lượng tăng cao

SC (Selling Climax)

Trong cấu trúc tích lũy – Selling Climax được biết là Cao Trào Bán, sau khi xu hướng thị trường kéo dài cùng với Volume ( Khối lượng) lớn thì quá trình hình thành đáy cao trào sẽ xảy ra.

Thông qua biểu đồ, điểm SC cho biết một sự kết thúc hoặc là một gần kết thúc một xu hướng giảm. Bên cạnh đó, thông qua điểm SC, các nhà giao dịch cũng có thể biết được về hiệu ứng bán tháo của đám đông. Điều này được thể hiển thông qua sự chênh lệch của thanh nến dài với khối lượng tăng nhanh chóng.

Điểm SC xuất hiện giải thích rằng những người chơi lớn trong thị trường đang thực hiện tăng cường quá trình mua lại tất cả các cổ phiếu đã giảm mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lưu ý khi giá giảm và được test lại với giá thấp hơn trước cùng với khối lượng nhỏ thì đây là một hỗ trợ vững chắc, cho thấy việc hấp thụ lực bán thành công.

Điểm SC cho thấy hiệu ứng tâm lý muốn bán tháo của hầu hết các Traders trên thị trường
Điểm SC cho thấy hiệu ứng tâm lý muốn bán tháo của hầu hết các Traders trên thị trường

AR (Automatic Rally)

Theo như những gì trên biểu đồ, tại thời điểm mà AR đang có dấu hiệu hình thành kháng cự và ngược lại, quá trình này liên tục được lặp lại liên tục. Hành động này xảy ra trên thị trường được gọi là chuyển động tự động – Automatic Rally. Trong điều kiện hiện tại, giá thường di chuyển trong khu vực đi ngang giữa mức kháng cự và mức hỗ trợ đã được hình thành trước đó.

Khi điểm AR xuất hiện trên thị trường, các nhà giao dịch có thể kết luận rằng lực bán hiện tại đang suy yếu dần và gần như là cạn kiệt. Chính vì vậy, chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng đủ khiến đẩy giá lên dễ dàng.

Các nhà giao dịch có thể nhận biết điểm AR một cách rõ ràng trong phạm vi tích lũy
Các nhà giao dịch có thể nhận biết điểm AR một cách rõ ràng trong phạm vi tích lũy

ST (Secondary Test)

Trong cấu trúc tích lũy, ST là sự kiện diễn ra vào lần thứ 4 – Nó đánh dấu sự kết thúc của pha A cũng như cho thấy một sự khởi đầu của pha B.

Theo như hình ảnh ví dụ dưới đây, giá liên tục điều chỉnh xuống các mức thấp hơn ở điểm quá bán (SC). Điều này xảy ra với hy vọng kiểm tra sự cân bằng của cung và cầu trong khu vực này. Tại phạm vi này, biến động giá không quá cao và sở hữu khối lượng tương đối ổn định. Trong hầu hết thời gian, điểm ST sẽ liên tục xuất hiện trong một giai đoạn.

Vai trò xuất hiện của điểm ST trên thị trường nhằm đánh dấu sự kết thúc của thị trường bởi những người giao dịch không có quá nhiều kiên nhẫn. Những ông lớn – “Cá mập”  liên tục thực hiện hành động thay đổi giá khi kéo – đạp giá lên xuống trong một khu vực nhất định. Điều này nhất định sẽ gây nên tâm lý tiêu cực cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Điểm ST cho thấy viễn cảnh về thị trường sắp kết thúc bởi các nhà giao dịch thiếu tính kiên nhẫn
Điểm ST cho thấy viễn cảnh về thị trường sắp kết thúc bởi các nhà giao dịch thiếu tính kiên nhẫn

Springs/Shakeouts

Sự kiện Springs – Shakeouts diễn ra trong giai đoạn tích lũy. Những nhà giao dịch chuyên nghiệp gọi đây là “phiên tiền thông minh” ( Smart Money). Mục đích của phiên này là loại bỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ khỏi thị trường do đó lợi nhuận rất lớn.

Qua hình ảnh được cung cấp dưới đây, các nhà giao dịch có thể thấy phiên Springs giá thấp nhất breaks đường hỗ trợ với khối lượng lớn nhất. Tuy nhiên giá đã phục hồi ngay lập tức ở phiên sau đó. Từ quan điểm của một nhà giao dịch chuyên nghiệp, sự kiện Springs/Shakeouts là một sự kiện lớn, được phần lớn các nhà giao dịch mong chờ.

Sau điểm ST, diễn biến tâm lý thị trường thường diễn ra như sau: “Cá mập” thường đưa ra các hành động thao túng thị trường với mong muốn đánh lừa các nhà đầu tư khi giá thủng hỗ trợ. Lúc này, hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều suy nghĩ rằng xu hướng giảm sẽ tiếp tục được duy trì. Khối lượng cao nhất trong phiên Springs đã loại bỏ được phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ dựa trên hành động cắt lỗ và bán tháo của họ.

Phiên Springs giá thấp nhất đã có sự phá vỡ đường hỗ trợ với Volume đạt đỉnh
Phiên Springs giá thấp nhất đã có sự phá vỡ đường hỗ trợ với Volume đạt đỉnh

Điểm phá vỡ ( Breakout)

Điểm Breakout ( Điểm phá vỡ) là nơi bạn bắt đầu chuyển đổi thị trường sang phiên C. Tại thời điểm này, giá tăng liên tục, các nhà đầu tư kiếm được nhiều lợi nhuận nhất tại điểm Breakout.

Thị trường tăng liên tục và mức giá có sự chuyển động mạnh mẽ, minh chứng cho điều này là thị trường xuất hiện những thanh nến dài, spread rộng và khối lượng cao. Xu hướng tăng đã phá vỡ các vùng kháng cự trước đó và thị trường đã phản ứng với một mức giá tăng ấn tượng.

Điểm phá vỡ đóng vai trò quan trọng khi giá vượt qua vùng kháng cự tạo ra một xu hướng tăng giá mới. Tuy nhiên, trong giao dịch thực tiễn, “cá mập” thường đánh lừa các nhà đầu tư bằng cách đưa ra các điểm phá vỡ giả. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải chú ý đến khối lượng để không bị mắc phải bẫy từ những “big boy”. Nếu khối lượng tăng lên đều đặn cùng với mức giá tăng liên tục thì đây là dấu hiệu để nhận biết một sự phá vỡ thành công.

Breakouts đánh dấu chuyển mình của thị trường, cho biết xu hướng đang chuẩn bị vào một pha tăng
Breakouts đánh dấu chuyển mình của thị trường, cho biết xu hướng đang chuẩn bị vào một pha tăng

Ví dụ minh họa giúp Traders tiếp cận gần hơn với mẫu hình VSA tạo đáy

Trên thực tế, khi tham gia giao dịch, mô hình tạo đáy VSA có thể được nhìn thấy trên hầu hết các loại tài sản khác nhau. Điển hình như là cổ phiếu, tiền ảo, Forex,… Chính vì vậy mà việc bắt gặp một mẫu hình VSA tạo đáy trên thị trường là một điều tương đối dễ dàng.

Trong trường hợp này, Exness đưa đến cho các Traders ví dụ minh học cụ thể nhất thông qua cổ phiếu ngân hàng cổ phần Ngoại Thương ( HoSE:VCB). Ví dụ dưới đây sẽ cho các Traders một cái nhìn tổng quan nhất về quá trình giảm giá, tạo đáy, tăng bật lên của cổ phiếu VCB. Cụ thể:

Điểm 1: Thị trường liên tục giảm với mức thanh khoản ngày càng tăng, giá lúc này giảm mạnh hơn bao giờ hết. Thông qua điều này, nhận định rằng lượng cung ngoài thị trường đang giảm dần. Tuy nhiên, những nhà đầu tư với nguồn vốn lớn vẫn chưa có thể kiểm chứng được nguồn cung ngoài thị trường còn lại bao nhiêu.

Điểm 2: Thị trường bắt đầu vào giai đoạn thực hiện thử nghiệm ban đầu. Trong trường hợp này, các Traders có thể thấy khối lượng đang có sự khan hiếm tương đối, cho thấy lượng cung trên thị trường đang dần bị thu hẹp.

Điểm 3: Mặc dù nguồn cung đã giảm nhưng các “cá mập” vẫn luôn trong trạng thái không chắc chắn về điều này. Họ đã tiến hành một bài kiểm tra cuối cùng bằng cách sử dụng thanh lắc Shake Out bar để kiểm tra lượng cung hiện tại của thị trường.

Điểm 4: Sau khi lượng cung được kiểm tra thành công cùng với khối lượng bán ra thấp nhất. “Cá mập” thực hiện phép thử lần hai để “lọc sạch” những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang mắc kẹt trong thị trường.

Điểm 5 và điểm 6: Thị trường đã bước vào xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong quá trình tăng giá này, các nhà giao dịch lớn liên tục Skakeout để nâng cao khả năng thành công của việc tăng giá cổ phiếu. Sự gia tăng cùng với việc kiểm tra định lượng cung khiến các “cá mập” giao dịch dễ dàng hơn nhiều khi mà họ không bị ràng buộc bởi số lượng hàng hóa tại vùng giá cao.

Quy trình cụ thể của một mô hình VSA tạo đáy
Quy trình cụ thể của một mô hình VSA tạo đáy

Trong giao dịch thực tiễn, việc sử dụng mẫu hình VSA tạo đáy là một trong những phương pháp được các Traders thực hiện vô cùng rộng rãi. Bởi vì qua mô hình này, các nhà đầu tư sẽ xác định được dễ dàng điểm ra vào lệnh, điểm chạm đáy và chuẩn bị cho mình chiến lược giao dịch phù hợp, hiệu quả nhất. Ngoài ra, bài viết cũng đã mang đến cho các nhà đầu tư những thông tin thú vị, điển hình như là ví dụ chi tiết về quá trình tạo đáy VSA. Mong rằng với bài viết này, các nhà đầu tư đã biết thêm được nhiều thông tin hữu ích để thực hiện đầu tư hiệu quả.

Xem thêm:

Panic Sell là gì? Cần làm gì để tránh hiện tượng Panic Sell?

Tổng quan về hiện tượng nút thắt cổ chai Bollinger Band

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *