mô hình 2 đỉnh

Mô hình 2 đỉnh và mô hình 2 đáy – Cách giao dịch hiệu quả

Mô hình 2 đỉnh và mô hình 2 đáy là hai loại mô hình có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực phân tích thị trường. Các trader khi tham gia thị trường tài chính hầu hết đều sử dụng mô hình 2 đỉnh 2 đáy trong quá trình giao dịch. Mỗi mô hình lại có bản chất và cách thức giao dịch riêng. Vì vậy, bài viết sau đây của sàn Exness sẽ giới thiệu về mô hình 2 đỉnh 2 và mô hình 2 đáy cùng cách thức giao dịch hiệu quả với từng loại mô hình.

Tìm hiểu tổng quát về mô hình 2 đỉnh 2 đáy
Tìm hiểu tổng quát về mô hình 2 đỉnh 2 đáy

Phần I. Mô hình 2 đỉnh – Double Top

Mô hình 2 đỉnh là gì?

Ví dụ minh họa về mô hình double top
Ví dụ minh họa về mô hình double top

Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt mô hình 2 đỉnh 2 đáy dựa trên những đặc điểm riêng biệt của mỗi loại mô hình. Trước hết là mô hình 2 đỉnh hay còn gọi là mô hình double top, dựa vào hình dáng của mô hình này, các trader Việt đặt tên cho nó là mô hình giá chữ M. Khi double top xuất hiện, nó mang đến một tín hiệu đảo chiều sắp xảy ra và xu hướng chính sẽ là đảo chiều từ tăng sang giảm

Khi xu hướng tăng xuất hiện, giá sẽ đi lên và nếu gặp phải một vùng kháng cự mạnh mà nó không thể vượt qua thì khi đó giá sẽ tạo nhịp giảm.

Lúc này, một đỉnh mới sẽ được hình thành, đỉnh thứ hai cũng xuất hiện và có hoạt động tương tự như nguyên lý của đỉnh 1 như bạn có thể nhìn thấy trong hình trên.

Sau khi quá trình này hoàn tất, có thể thấy mô hình 2 đỉnh được mang hình dáng giống như một chữ M được viết hoa.

Ưu điểm của mô hình này là nó có khả năng nhận biết nhanh, từ đó mang về nhiều lợi nhuận. Đồng thời xong xu hướng phân tích phương pháp giao dịch hành động giá – Price Action, mô hình này trở thành biểu mẫu giá quan trọng.

Mô hình 2 đỉnh có đặc điểm gì?

Thực tế trong quá trình giao dịch, không phải bất cứ khi nào mô hình này cũng xuất hiện và mang hình dáng tương tự như nhau. Vậy chúng ta sẽ nhận diện mô hình double top ra sao ? Bạn sẽ cần căn cứ vào những đặc điểm của mô hình này để nhận biết sự xuất hiện của chúng, cụ thể:

  • Mô hình có 2 đỉnh nổi lên rõ ràng, có thể chênh lệch độ cao thấp hoặc ngang bằng nhau. Khi 2 đỉnh này được nối lại với nhau sẽ tạo nên một đường kháng cự mà sau này khi phân tích, bạn có thể sử dụng.
  • Đáy trung tâm sẽ có một đường ngang đi qua, gọi là đường cổ và có tính chất hỗ trợ. Đường cổ sẽ đi qua một đỉnh trước đó của xu hướng tăng.
  • Một đáy tạm thời sẽ xuất hiện ở giữa hai đỉnh, hay còn được gọi là đáy trung tâm. Khi giá không thể vượt qua mức kháng cự thì đây chính là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra.

Lúc này, chính vào lúc giá phá vỡ đường cổ cũng là khi mô hình 2 đỉnh được hình thành. Thời điểm này sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Đó là trước khi chính thức đảo chiều giảm mạnh, giá sẽ có thể giảm hẳn hoặc quay trở lại test đường cổ một lần nữa.

Các dạng mô hình double top

Việc nắm được các dạng cơ bản của mô hình 2 đỉnh cũng là một thao tác quan trọng mà các trader cần nhớ. Trong quá trình các nhà đầu tư tiến hành giao dịch, họ sẽ có thể bắt gặp mô hình double top dưới 4 dạng khác nhau.

Tuy nhiên, mô hình nào cũng đóng một vai trò chung là mô tả sự chuyển dịch của diễn biến giá trên thị trường.

Mô hình 2 đỉnh cơ bản

Đây là dạng cơ bản của mô hình 2 đỉnh và khá dễ nhận diện. Nó xuất hiện khi giá có sự tăng mạnh và sau khi vượt qua các đường viền cổ thì lại lao thẳng xuống đáy.

Biểu đồ diễn tả mô hình double top cơ bản
Biểu đồ diễn tả mô hình double top cơ bản

Mô hình double top có retest

Nhiệm vụ của mô hình này sẽ là thông báo cho các nhà giao dịch biết tại đường viền cổ, giá sẽ retest trước khi đảo chiều đi xuống. Thời gian retest sẽ diễn ra trong 2 tuần. Do đó nhiều nhà đầu tư thường đóng lệnh khá sớm do mất kiên nhẫn chờ đợi.

Ví dụ dưới đây chính là minh họa cho mô hình 2 đỉnh có retest. Trước khi giá chính thức đảo chiều và giảm xuống trong trường hợp retest Neckline thì bạn có thể tham gia đặt lệnh với mô hình 2 đỉnh.

Ví dụ minh họa về mô hình 2 đỉnh có retest
Ví dụ minh họa về mô hình 2 đỉnh có retest

Mô hình giá 2 đỉnh xuất hiện khi giá tăng mạnh chặm đường viền cổ lại tiếp tục xu hướng giảm. Tuy nhiên khi chưa đến mức đạt lợi nhuận mục tiêu quay đầu tăng đồng thời chạm đến lệnh cắt lỗ.

Mô hình double top ăn may

Trong mô hình này, sau khi giá Breakout đường viền cổ và tích lũy lại trong thế đi ngang trên thị trường thì sẽ có hai trường hợp xảy ra. Khi đường giá rất gần với 2 đỉnh thì những nhà giao dịch ít kinh nghiệm sẽ lựa chọn đóng lệnh sớm. Còn đối với các trader lâu năm, họ sẽ tìm cách gia tăng lợi nhuận bằng việc đặt thêm 1 lệnh bán.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình 2 đỉnh

Mô hình 2 đỉnh vốn là một mô hình giá khá cơ bản, tuy nhiên với những nhà giao dịch mới thì việc sử dụng mô hình này vẫn còn là điều khó khăn. Vì vậy khi sử dụng mô hình này, hãy thực hiện theo 3 cách dưới đây để vào lệnh một cách hiệu quả.

Cách 1: Ngay sau khi giá vượt đường cổ, và hình thành mô hình double top sau khi giá giảm xuống và đóng cửa bên dưới đường cổ Neckline, hãy vào lệnh giao dịch ngay. Khi Breakout Bar đóng cửa thì thực hiện lệnh Sell.

Cách 2: Ngay sau khi giá phá vỡ một đường cổ và trở lại thực hiện một lần retest nữa thì các nhà giao dịch sẽ chọn thời điểm vào lệnh. Vào ngay lệnh Sell nếu giá chạm vào đường cổ và quay đầu đi xuống.

Tuy nhiên, bạn không nên vào lệnh nếu không đủ điều kiện bởi đã có nhiều trường hợp trong thực tế, đường Neckline đi lên đã bị giá đâm thủng. Giá chỉ đảo chiều đi xuống sau vài phiên giao dịch.

Cách 3: Bạn có thể vẽ đường xu hướng và đảm bảo khi giá đã có xu hướng tăng trước đó thì đường trendline này phải đi qua đáy trung tâm. Nếu giá phá vỡ đường xu hướng thì nhiều khả năng nó sẽ đi qua đường cổ và tiếp tục giảm. Lúc này sẽ hình thành mô hình double top. Khi giá đóng cửa và nằm bên dưới của đường xu hướng thì bạn hãy tiến hành đặt một lệnh Sell.

Cách chốt lời hiệu quả từ mô hình 2 đỉnh

Bạn hãy ghi nhớ rằng vị trí chốt lời trong mô hình 2 đỉnh sẽ nằm tại vùng từ đáy trung tâm cho tới mức giá cao nhất của hai đỉnh.

Phương pháp chốt lời hiệu quả với mô hình 2 đỉnh
Phương pháp chốt lời hiệu quả với mô hình 2 đỉnh

Để có thể chốt lời hiệu quả với mô hình 2 đỉnh thì trước khi đặt lệnh giao dịch, các bạn cần có sự phân tích kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, các trader không phải lúc nào cũng có thể nhận biết vị trí này một cách chính xác. Trên thực tế, mức giá này có thể giảm một phần sau đó lại đảo chiều tăng hoặc sẽ giảm sâu hơn nữa.

Do đó, để giao dịch với mô hình giá này mang về lợi nhuận cao, bạn cần phân tích xu hướng giá sao cho chính xác, từ đó mới có thể đặt lệnh thành công và chốt lời hiệu quả.

Cách cắt lỗ khi sử dụng mô hình 2 đỉnh

Việc đặt lệnh cắt lỗ là một thao tác khá quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro và hạn chế thua lỗ trong bất cứ giao dịch nào. Và giao dịch với mô hình 2 đỉnh cũng không phải ngoại lệ.

Trên thực tế, Stop Loss chính là công cụ cắt lỗ có vai trò lớn trong việc giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro. Bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận định chính xác thị trường đang đi theo xu hướng nào. Do đó, việc sử dụng công cụ này chính là phương thức nhằm hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường không đi theo những gì mà bạn phán đoán.

Bạn sẽ đặt Stop Loss theo hướng dẫn sau:

Trên mức giá cao nhất 2 đỉnh, bạn đặt lệnh cắt lỗ với khoảng cách một vài Pip. Pip chính là đơn vị đo lường những biến động về giá trị của một cặp tiền tệ. Khung giờ sử dụng của một nhà đầu tư sẽ là yếu tố quyết định số Pip này.

Phần II. Mô hình 2 đáy – Double Bottom

Mô hình 2 đáy là gì?

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe thấy hoặc đọc được các thông tin như sau:

  • Chỉ số VNI giảm thấp nhất trong vòng vài tháng qua với mức 40 điểm.
  • Bitcoin giảm mất hơn 30% và có nguy cơ sụp đổ.
  • Cổ phiếu HPG rớt giá trầm trọng. 

Bạn có nghĩ rằng đây chính là những thời điểm mua vào tốt nhất hay không?

Câu trả lời sẽ là không bởi việc mua vào thời điểm này chẳng khác gì đang “bắt dao rơi”.

Việc mà bạn nên làm lúc này sẽ là đảm bảo thị trường đảo chiều tăng giá sẽ xảy ra với mức độ chính xác cao bằng cách tìm kiếm một mô hình 2 đáy.

Vậy thế nào là mô hình 2 đáy ? Mô hình 2 đáy là mô hình xuất hiện khi một xu hướng giảm đi đến kết thúc. Mô hình này báo hiệu khả năng cao giá sẽ có sự đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

Mô hình 2 đáy có đặc điểm gì?

Nhìn bằng mắt thường, dấu hiệu giúp bạn nhận diện mô hình 2 đáy một cách dễ dàng đó là hình dáng của nó. Nó có hình giống như chữ W trong bảng chữ cái.

Mô hình 2 đáy mang hình dáng giống như chữ W trong bảng chữ cái
Mô hình 2 đáy mang hình dáng giống như chữ W trong bảng chữ cái

Tuy nhiên, mô hình này vẫn cần đảm bảo một số đặc điểm bắt buộc như sau: độ thấp của 2 đáy phải ngang nhau, có 1 đỉnh ở giữa và có đường viền cổ Neckline hay chính là đường kháng cự.

Mô hình 2 đáy có ý nghĩa gì?

Nhìn vào mô hình này, bạn sẽ có thể xác định được tâm lý của người mua và người bán trên thị trường, cụ thể như sau:

  • Đáy thứ nhất: Lúc này, thị trường đang ở trong một xu hướng giảm dài hạn hoặc trung hạn. Giá sẽ di chuyển đến vùng này và vì thế nhu cầu mua sẽ tăng lên do giá đang ở mức thấp. Điều đó lại khiến cho giá bật tăng trở lại và không thể giảm sâu hơn được nữa.
  • Đỉnh ở giữa: Giá bật tăng từ đáy thứ nhất chính là một tín hiệu cho thấy xu hướng giảm đang có sự thoái lui. Giá đã chạm đến kháng cự nhưng một số người muốn chốt lời khi giá phục hồi nên lực bán khá mạnh. Lúc này lực mua cũng khá yếu để có thể phá vỡ được kháng cự và vì thế giá đã quay đầu đi xuống.
  • Đáy thứ 2: Giống với đáy đầu tiên, do có khá nhiều người chờ đợi mua tại vùng giá này nên giá không thể giảm sâu hơn được nữa. Điều này dẫn tới hiện tượng đảo chiều đi lên của giá. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để nhận định được liệu lực mua đã đủ mạnh để xảy ra sự đột phá về giá hay không.
  • Giá breakout khỏi Neckline: Chỉ trong trường hợp giá breakout khỏi đường cổ Neckline thì khi đó ta mới có thể kết luận rằng giá sẽ được đẩy lên rất cao do lực mua tăng mạnh và một xu hướng tăng mới rất có thể sẽ được tạo thành.

Như vậy, mô hình 2 đáy sẽ là tín hiệu phản ánh việc xu hướng giảm đã có thể chạm đáy và đá chuẩn bị tăng lên cao hơn nữa.

Mô hình 2 đáy có những ý nghĩa nhất định
Mô hình 2 đáy có những ý nghĩa nhất định

Những sai lầm khi giao dịch mô hình 2 đáy

Chắn hẳn sau khi đọc những thông tin trên, bạn sẽ thấy mô hình này khá dễ nhận diện cũng như sử dụng.

Tuy nhiên chính vì sự dễ dàng đó mà rất nhiều trader đã mắc phải một sai lầm đáng tiếc, đó là ngay sau khi giá vừa phá vỡ đường neckline, họ tiến hành đặt ngay một lệnh mua. Đây là sai lầm khá phổ biến mà bạn tuyệt đối phải dè chừng.

Bởi trong khá nhiều trường hợp, xu hướng của thị trường đang giảm khá mạnh và nhiều khả năng những mô hình 2 đáy nhỏ sẽ được tạo thành, tuy nhiên giá vẫn tiếp tục chuyển dịch xuống những mức thấp hơn.

Vậy làm thế nào để các trader có thể tránh được sai lầm này. Hãy áp dụng một số cách thức sau đây:

  • Trên đồ thị của bạn, tiến hành thêm đường trung bình động MA20.
  • Nếu giá nằm dưới đường MA20 vừa thêm này và mô hình 2 đáy xuất hiện thì tuyệt đối không đặt lệnh mua.
Tránh sai lầm khi giao dịch với mô hình 2 đáy bằng đường MA20
Tránh sai lầm khi giao dịch với mô hình 2 đáy bằng đường MA20

Hướng dẫn giao dịch với mô hình 2 đáy

Bạn đã nắm được mô hình 2 đáy là gì chưa ? Vậy làm thế nào để giao dịch hiệu quả với mô hình này ? Điều quan trọng nhất mà bạn cần phải làm là xác định chắc chắn giá sẽ breakout khỏi kháng cự chứ không phải chờ đợi giá đảo chiều đi xuống khi xảy ra một đợt breakout giá.

Để xác định điều đó một cách chắc chắn thì bạn cần căn cứ vào một số dấu hiệu như sau:

Nhận định khoảng cách giữa 2 đáy

Khoảng cách giữa 2 đáy cần được đảm bảo càng lớn càng tốt.

Bởi khi khoảng cách này lớn nghĩa là các đáy khá xa nhau, đồng nghĩa với việc thời gian tạo 2 đáy cũng khá dài. Điều này sẽ thu hút nhiều trader quan tâm đến mức đáy này, họ sẽ vào nhiều lệnh mua hơn tại đây. Chính nhờ vậy mà tỷ lệ giá được đẩy lên mức cao hơn.

Khoảng cách giữa 2 đáy trong mô hình càng xa nhau càng tốt
Khoảng cách giữa 2 đáy trong mô hình càng xa nhau càng tốt

Khi đó, giã đã vượt khỏi vùng kháng cự. Lúc này, bạn có thể củng cố thêm cho mô hình 2 đáy bằng cách sử dụng một số mô hình nến Nhật tiếp diễn tăng giá như Rising Three Method, Bullish Harami,… Tuy nhiên tốt nhất, hãy tìm kiếm những tín hiệu mà chúng tôi đề cập đến sau đây bởi tỷ lệ thành công sẽ được nâng cao lên khá nhiều.

Tìm kiếm tín hiệu tích lũy tại vùng kháng cự

Tìm kiếm tín hiệu

Khi giao dịch với mô hình 2 đáy, nếu breakout quá rõ ràng và sự xuất hiện của mô hình cũng không có gì để bạn cãi thì lúc này, việc vào lệnh mua sẽ quá muộn màng.

Bởi khi đó, giá sẽ đột phá đến một mức cao mới, nhiều nhà giao dịch sẽ đặt lệnh bán nên họ sẽ tiến hành chốt lời. Điều này khiến cho tỷ lệ giá đảo chiều giảm là khá cao khi nhu cầu bán đang ngày một tăng lên.

Thay vào đó, nay khi giá breakout khỏi đường viền cổ Neckline thì bạn nên đặt một lệnh mua. Tuy nhiên yêu cầu dành cho lệnh mua này là bạn phải tìm được một mô hình 2 đáy tiềm năng.

Bạn sẽ tìm kiếm mô hình này theo cách thức như sau: Tại vị trí gần với vùng kháng cự, bạn tìm tín hiệu giá tích lũy. Có nghĩa là tại mức sát kháng cự, giá sẽ giao động nhẹ tại đó và trên đồ thị sẽ xuất hiện một loại nến mang kích thước nhỏ.

Lúc này, bạn hãy vào lệnh mua khi giá đột phá ra khỏi kháng cự.

Tìm kiếm tín hiệu giá tích lũy ở xung quanh kháng cự
Tìm kiếm tín hiệu giá tích lũy ở xung quanh kháng cự
Mức độ hiệu quả

Cách thức này được đánh giá cao về độ hiệu quả bởi những nguyên nhân như sau:

  • Nó giúp bạn tránh được tình trạng “bắt dao rơi” do sức mạnh của người mua và người bán được test trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Khi giá di chuyển từ đáy 2 lên gần với mức kháng cự nhưng lại tích lũy quanh đó thay vì giảm xuống thì đây được coi như một nhịp pullback cực yếu. Điều này phản ánh nhu cầu bán trên thị trường đang khá ít.
  • Ngoài ra, ngay dưới vùng tích lũy đó, bạn có thể đặt một lệnh cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro và nâng cao mức độ an toàn cho giao dịch của mình.

Tham gia thị trường khi có một đợt pullback

Trong trường hợp bạn phát hiện ra mô hình 2 đáy nhưng mô hình đó đã bứt phá khỏi kháng cự và đồng thời không hề tích lũy trước breakout thì bạn sẽ làm thế nào? Liệu ta có nên tham gia vào thị trường lúc này hay không ?

Thật ra bạn vẫn có thể áp dụng một cách thức, đó là chờ đợi giá retest tại vùng kháng cự cũ mà nay đã trở thành vùng hỗ trợ mới.Chờ giá test lại vùng kháng cự cũ – vùng hỗ trợ mới

Lúc này, điều bạn cần làm sẽ là chờ đợi tại khu vực test kháng cự sự xuất hiện của một mô hình nến đảo chiều. Nếu mô hình này xuất hiện thì tại nến tiếp theo, hãy đặt một lệnh mua và đồng thời đặt một lệnh cắt lỗ dưới mức đó 1 ART

Một mẹo nhỏ mà bạn cần ghi nhớ, đó là nhiều lúc giá có thể không pullback tại mức kháng cự hay chính là vùng hỗ trợ mới. Tuy nhiên nếu đảm bảo chắc chắn xu hướng tăng giá thì bạn có thể tham gia vào thị trường bằng cách chờ đợi sự xuất hiện của một mô hình Bull Flag – mô hình cờ tăng.

Mô hình cờ tăng Bullish flag
Mô hình cờ tăng Bullish flag

Mô hình 2 đáy có thể áp dụng khung thời gian nào?

Không phải mô hình 2 đáy nào cũng tương tự như nhau. Có thể có khá nhiều mô hình trông giống hệt nhau nhưng có cái thất bại, có cái lại đảo chiều cao.

Vì thế nếu muốn lọc mô hình chuẩn xác nhất thì hãy quan sát chúng với việc lựa chọn nhiều khung thời gian khác nhau theo quy tắc sau:

  • Trong khung thời gian cao, giá di chuyển tại vùng hỗ trợ.
  • Trong khung thời gian thấp, có sự hình thành của mô hình 2 đáy.

Ví dụ:

Quan sát ảnh bên dưới, có thể thấy trong khung thời gian cao, giá di chuyển xung quanh khu vực hỗ trợ.

Giá chuyển động ở vùng hỗ trợ trong khung thời gian cao
Giá chuyển động ở vùng hỗ trợ trong khung thời gian cao

Lúc này, hãy chuyển qua khung thời gian thấp để xem có sự xuất hiện của mô hình đáy kép hay không.

Chuyển qua khung thời gian thấp và quan sát mô hình 2 đáy
Chuyển qua khung thời gian thấp và quan sát mô hình 2 đáy

Kết luận

Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm được những thông tin liên quan về mô hình 2 đỉnh 2 đáy. Đây là 2 mô hình cơ bản và khá phổ biến nhưng không hề khó sử dụng chút nào. Hy vọng rằng bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những thông tin mà bài viết cung cấp để có thể có được những giao dịch hiệu quả.

Xem thêm:

Mô hình 3 đáy và mô hình 3 đỉnh – Phương thức giao dịch hiệu quả

Những lưu ý không thể bỏ qua trong giao dịch với mô hình Head And Shoulders

Mô hình cái nêm là gì? Giao dịch với mô hình nêm hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *