Mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật là gì? Giao dịch với Rectangle Pattern

Một trong những mô hình giá thông dụng và không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật của mỗi trader đó chính là mô hình chữ nhật. Nắm rõ những bản chất của mô hình này sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong đầu tư để có thể tối đa hóa lợi nhuận trong mỗi giao dịch. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích về mô hình hình chữ nhật cũng như cách giao dịch với Rectangle Pattern. Theo dõi ngay cùng sàn giao dịch Exness bạn nhé.

Mô hình chữ nhật là gì? Khái niệm mô hình hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật là gì?
Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật là tên gọi có nguồn gốc từ cụm Rectangle Pattern. Mô hình chữ nhật sẽ xuất hiện khi giá bị giới hạn bởi hai đường xu hướng hay còn gọi là 2 đường hỗ trợ và kháng cự.

Mô hình rectangle pattern được xem là một trong những dạng mô hình phổ biến nhất cho giai đoạn củng cố xu hướng hiện tại của thị trường, hoặc khi 2 bên phe mua và phe bán đang tạm dừng cuộc chiến. Thông qua mô hình, các trader có thể nhận biết quá trình tích lũy của giá trước khi thị trường quay về xu hướng ban đầu. Trong lúc đó, giá sẽ có nhiệm vụ là liên tục kiểm tra các mức hỗ trợ và kháng cự trước khi giá có thể phá vỡ các ngưỡng thành công.

Đặc điểm chung của mô hình chữ nhật

Xét về cấu trúc, mô hình chữ nhật sẽ bị đường hỗ trợ và kháng cự giam hãm. Chúng sẽ tạo thành 2 đường thẳng song song với nhau, để giới hạn vùng giá khiến giá bị mắc kẹt và liên tục dao động lên xuống trong khu vực này.

Chính vì những đặc trưng về cấu tạo nêu trên, mô hình chữ nhật sẽ sở hữu một số đặc điểm khác với các mô hình giá đã được giới thiệu trong những bài viết trước. Cụ thể, mô hình sẽ bao gồm những thành phần chính dưới đây:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Các đỉnh hay đáy di chuyển trong khu vực giới hạn của mô hình.

Diễn biến tâm lý của Rectangle Pattern

Vùng giá nằm trong khu vực bị giới hạn của mô hình chữ nhật sẽ mô tả sự ngang tài ngang sức của bên mua và bên bán, mặc kệ xu hướng trước đó của thị trường. Điểm khác biệt của mô hình này so với các loại mô hình đảo chiều khác đó là mô hình chữ nhật không bị ảnh hưởng bởi mô hình trước đó. Cụ thể, sau một thời gian đấu đá căng thẳng giữa phe mua và bán là giai đoạn nghỉ ngơi thông qua sự hình thành của mô hình rectangle pattern. Khi đó, đường hỗ trợ và kháng cự sẽ xuất hiện song song khiến thị trường không bị kiểm soát bởi bất kỳ phe nào cả.

Có thể nói, đây là lúc thị trường nghỉ ngơi sau một thời gian biến động liên tục và căng thẳng.

Diễn biến tâm lý của mô hình
Diễn biến tâm lý của mô hình

Thay vì giá sẽ hội tụ lại tại một điểm như mô hình Cờ đuôi nheo, Cái nêm hay Tam giác vì 2 phe trên thị trường đang cùng giảm giao dịch để có thể củng cố lực lượng của mình, nhằm đẩy giá đi mạnh theo kỳ vọng, thì mô hình chữ nhật lại có giá di chuyển lên xuống liên tục trong khu vực giới hạn của 2 đường xu hướng, thể hiện 2 phe đang chủ động tấn công đối phương.

Cụ thể, nếu phe bò đẩy mạnh tấn công thì phe gấu sẽ ngay lập tức phản kháng bằng cách kéo giá xuống lại. Theo đó, hành động của 2 phe sẽ khiến giá đập vào đường kháng cự rồi giảm xuống và bật lên ngay khi chạm đường hỗ trợ để tạo thành một hình chữ nhật. Đây là giai đoạn tích lũy của phe bán và phe mua khi giá liên tục chuyển động lên xuống và giai đoạn này sẽ kết thúc khi 1 phe đủ sức phá vỡ giới hạn. Lúc này, giá thường sẽ tạo ra một sự công phá khá mạnh.

Mô hình hình chữ nhật đẹp

Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là mô hình chữ nhật đẹp và cách nhận biết một mô hình rectangle pattern đẹp trong biểu đồ. 

Mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh

Nhiều trader thích mô hình chữ nhật vì giai đoạn củng cố xu hướng cũng được xem như lúc phe bán và phe mua đang giằng co kịch liệt với nhau. Sau đó, nếu thị trường quay về đúng xu hướng ban đầu thì chúng sẽ nâng cao hiệu quả đáng kể. Do đó, giai đoạn tích lũy càng lâu thì quá trình giá sẽ càng đi xa. Vì mô hình này khá giống với mô hình 3 đỉnh 3 đáy nên mọi người cần phân biệt kĩ lưỡng để tránh nhầm lẫn.

Như vậy, một mô hình chữ nhật chuẩn sẽ có ít nhất 2 lần giá đập vào đường xu hướng, tức là phải có 4 lần chạm vào 2 đường xu hướng của giá.

Mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh
Mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh

Với mô hình chữ nhật, 2 đường xu hướng phải nằm ngang và song song với nhau để giá có thể bật lên giữa 2 mức với vùng hỗ trợ phía dưới và vùng kháng cự ở trên. Khi đó, giá mới bị giới hạn bởi khu vực này.

Thế nhưng cũng có lúc 1 trong 2 đường sẽ hơi dốc nhưng không được quá nhiều. Nếu quá dốc thì mô hình sẽ trở thành biến thể của 1 dạng mô hình khác chứ không còn là mô hình hình chữ nhật nữa.

Một trong 2 đường xu hướng có thể hơi dốc một chút
Một trong 2 đường xu hướng có thể hơi dốc một chút

Như hình minh họa phía trên, giá trong khung H1 đã di chuyển lên xuống chạm đường kháng cự 3 lần, chạm đường hỗ trợ 2 lần tổng cộng là 5 lần.

Sau giai đoạn va đập đó, phe mua đã giành chiến thắng và vùng lên khiến giá tiếp tục duy trì xu hướng ban đầu là xu hướng tăng.

Phân biệt mô hình chữ nhật và mô hình 3 đỉnh 3 đáy như thế nào?

Quan sát các phá vỡ giá của mô hình sẽ giúp các bạn dễ dàng phân biệt 2 mô hình này. Nếu vùng hỗ trợ hình thành nhiều cây nến phá vỡ giả thì đó là mô hình chữ nhật tăng. Trường hợp các nến phá vỡ giả tập trung ở vùng kháng cự thì đó là mô hình tiếp diễn giảm. 

Phân biệt mô hình chữ nhật và mô hình 3 đỉnh, 3 đáy như thế nào?
Phân biệt mô hình chữ nhật và mô hình 3 đỉnh, 3 đáy như thế nào?

Các bạn có thể thấy trong vòng tròn đầu tiên của hình minh họa, giá đang cố gắng phá vỡ đường kháng cự, nhưng không thành công nên chúng rút chân và nằm trong vùng giới hạn.

Thông qua phá vỡ giả, các bạn cũng sẽ có được một vài thông tin khá thú vị. Theo đó, các bạn có thể dùng phá vỡ giả để xác định xu hướng và theo dõi diễn biến tâm lý giữa 2 phe. 

Một cách khác để phân biệt 2 mô hình này đó là các bạn có thể thấy trước khi giai đoạn phá vỡ vượt qua vùng khoanh tròn, thì với một xu hướng tăng tiếp diễn giá sẽ tạo ra các đáy cao hơn để có thể phá vỡ lên trên. Trong khi, với một xu hướng tiếp diễn giảm, giá sẽ tạo các đỉnh thấp hơn để di chuyển xuống phía dưới.

Giá tạo đỉnh thấp để chuyển động xuống dưới
Giá tạo đỉnh thấp để chuyển động xuống dưới

Vì vậy, khi bạn chưa xác định được xu hướng của thị trường khi giá liên tục di chuyển trong vùng giới hạn thì hãy đứng ngoài và quan sát. Lúc đó, hãy xác định đây là mô hình tiếp diễn hay đảo chiều, hoặc chờ đến khi giá phá vỡ các vùng được đánh dấu thì hãy vào lệnh.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật cụ thể

Các bạn cần lưu ý, nhiều trader thường nhầm lẫn việc mô hình chữ nhật cũng hình thành ở 2 vị trí là đỉnh của xu hướng tăng và đáy của xu hướng giảm. Nếu không quan sát kỹ lưỡng, các bạn sẽ cho rằng sau giai đoạn nghỉ ngơi này thị trường sẽ đảo chiều, nhưng thực tế thì giá sẽ duy trì xu hướng ban đầu.

Hãy cùng phân tích một ví dụ nhỏ sau đây, sau một thời gian tích lũy thì vàng đã tăng từ 1800 đến 1980, tương đương 180 giá gần bằng 1800 pips.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật cụ thể
Cách giao dịch với mô hình chữ nhật cụ thể

Khi đó, các nhà đầu tư rất dễ xác định sai hình dạng của mô hình vì chúng khá giống nhau. Điều đó sẽ khiến các bạn chọn thời điểm vào lệnh sai, dẫn đến những rủi ro rất lớn trong các phiên giao dịch. Thế nên, các nhà đầu tư cần xây dựng một kịch bản về các diễn biến có thể xảy ra của thị trường, cũng như cần phải am hiểu các loại mô hình để có thể tối ưu hóa hiệu quả giao dịch.

Đặc biệt là với những dạng mô hình sideway tích lũy như trên, bạn sẽ thường gặp chúng vào lúc thị trường đang trong thời gian chờ những tin tức liên quan đến cục trữ liên bang, hay lãi suất và cả bảng tin phi nông nghiệp…

Xác định dạng của mô hình

Để có thể giao dịch với mô hình chữ nhật thì các trader cần xác định đúng dạng mô hình. Mọi người sẽ cần xác định xu hướng của giá trên thị trường. Theo đó, nếu như giá phá vỡ cùng với một xu hướng tăng với hướng phá vỡ theo cạnh trên đi lên như hình minh họa thì đây chính là mô hình hình chữ nhật.

Xác định dạng mô hình
Xác định dạng mô hình

Thời điểm vào lệnh

Qua quan sát hình minh họa dưới đây, các bạn có thể thấy những lần mà giá đập vào đường biên trong mô hình. Lúc này, giá nhiều lần muốn phá vỡ tăng lên nhưng không thành công nên đã di chuyển vào vùng giới hạn của đường hỗ trợ và kháng cự.

Giá phá vỡ và tăng lên không thành công
Giá phá vỡ và tăng lên không thành công

Thậm chí khi giá phá lên nhưng nến chưa kịp đóng hoàn toàn thì với khung H1 là những 1, 2, 3 và sau 3 cây nến xuất hiện ở khu vực này thì giá mới thực sự nằm phía trên và dần tiến về phía trước. Do đó, việc quan sát diễn biến của thị trường một cách kỹ lưỡng ở cả 2 dạng sẽ cho các bạn nhiều thông tin hữu ích để vào lệnh.

Chốt lời như thế nào?

Với mô hình chữ nhật, các trader cũng sẽ áp dụng cách chốt lời của các mô hình giá khác đã được chúng tôi hướng dẫn ở những bài viết trước. Theo đó, các bạn sẽ đo khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ. Cụ thể, từ 1814 xuống 1795 sẽ tương đương với 19 giá và gần bằng với 190 pips. Thế nhưng con số sau đó lại đến tận 1900 pips. Tuy nhiên, 190 pips chắc hẳn cũng đã khiến các trader hài lòng!

Giao dịch với đồng EUR kết hợp với mô hình chữ nhật

Giao dịch với đồng EU kết hợp với mô hình chữ nhật
Giao dịch với đồng EU kết hợp với mô hình chữ nhật

Trên hình minh họa là một xu hướng giảm rất mạnh trước khi giá hồi lên, thế nhưng giá không hồi được nhiều, thậm chí và không thể vượt quá vùng này. Sau khi thoát khỏi vùng sideway, giá tiếp tục lao dốc.

Trong phần nhận biết mô hình chữ nhật đẹp, chúng tôi có đề cập đến việc mô hình chữ nhật khác với mô hình 3 đỉnh, 3 đáy vì nó không tạo ra các đỉnh một cách dứt khoát. Đó là vì mô hình chỉ thể hiện quá trình giá sang ngang, thay vì mô tả quá trình giá nghiêng hẳn về phe bán hay phe mua. Đa số các mô hình chữ nhật đều có giá chạm vào 2 đường xu hướng ít nhất 4 lần. 

Giá chuyển động trong vùng bị giới hạn thể hiện thế giằng co trên thị trường
Giá chuyển động trong vùng bị giới hạn thể hiện thế giằng co trên thị trường

Ngoài ra, mặc dù mô hình đã xuất hiện nến rút chân phá vỡ giả, thế nhưng đỉnh được tạo ra lại thấp hơn so với đỉnh cũ. Bên cạnh đó, một xu hướng giảm mạnh mẽ của giá đã được hình thành trước khi diễn ra quá trình này. Chính vì thế mà sau khi phá vỡ đường hỗ trợ thành công, giá đã giảm với một khoảng cách khá xa.

Nhìn chung, mọi người sẽ chốt lời với mô hình chữ nhật bằng cách đo đoạn thẳng nối đường kháng cự và đường hỗ trợ. Về cách cắt lỗ, các trader theo phong cách giao dịch lướt sóng thì sẽ cắt lỗ ở đỉnh. Trong trường hợp giao dịch với khung thời gian lớn hơn thì cắt lỗ cần phải đặt trên đường kháng cự bên trên của mô hình.

Các câu hỏi thường gặp về mô hình chữ nhật

Sau khi trình bày các khía cạnh khác nhau về mô hình chữ nhật, bài viết sẽ tiếp tục giải đáp những thắc mắc của các nhà đầu tư về mô hình này. Cụ thể là mô hình hình chữ nhật thường sẽ xuất hiện ở đâu, thế nào là một mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh và có cần phải xác định xu hướng của giá trước khi mô hình xuất hiện không? Hãy khám phá ngay trong phần tiếp theo của bài viết, bạn nhé!

Mô hình hình chữ nhật thường xuất hiện ở đâu?

Nơi xuất hiện của mô hình chữ nhật sẽ do xu hướng trước đó quyết định, bao gồm mô hình chữ nhật xuất hiện ở đỉnh và mô hình chữ nhật xuất hiện tại đáy, cụ thể thì: 

  • Mô hình chữ nhật xuất hiện ở đỉnh: Bạn sẽ gặp mô hình này sau một xu hướng tăng của giá và nó sẽ có mặt ở đỉnh của xu hướng tăng này.
  • Mô hình chữ nhật xuất hiện tại đáy: Bạn sẽ gặp mô hình này sau một xu hướng giảm của giá và nó sẽ có mặt ở đáy của xu hướng giảm này.

Mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh là gì?

Mô hình hình chữ nhật chỉ thực sự phát huy khả năng của mình khi nó đi qua ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình phải gặp vùng kháng cự 2 lần và đường hỗ trợ 2 lần.

Có cần xác định xu hướng trước khi mô hình chữ nhật xuất hiện không?

Vì những đặc trưng khá tương đồng nên mô hình chữ nhật dễ bị nhầm lẫn với mô hình 3 đỉnh 3 đầu, nên các bạn nên xác định xu hướng trước để tránh những sai lầm trong giao dịch. Theo đó, nếu xu hướng của giá bị phá vỡ ngược với chiều hướng trước đó thì đây chính là mô hình đảo chiều. Ngược lại, nếu sau khi bị phá vỡ giá vẫn duy trì xu hướng ban đầu thì đó là mô hình tiếp diễn bạn nhé.

Lời kết

Mô hình chữ nhật là gì, xác định mô hình chữ nhật đẹp như thế nào và cách giao dịch với mô hình này đã được trình bày một cách cụ thể trong bài viết. Trong phân tích kỹ thuật, mô hình chữ nhật sẽ là một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và nâng cao tỷ lệ thành công. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chuyên mục Cách Giao Dịch Exness sẽ giúp các nhà đầu tư có được một bức tranh toàn diện về mô hình giá này, cũng như cách sử dụng nó. Chúc các bạn thành công với phiên giao dịch sắp tới!

Xem thêm:

Ý nghĩa của mô hình cờ là gì? Giao dịch Forex với Flag Pattern

Mô hình cờ đuôi nheo – Đặc điểm chung của Pennant Pattern là gì?

Hướng dẫn cách nhận dạng mô hình kim cương (Diamond Top)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *