Mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ là gì? Giao dịch Forex với Flag Pattern

Mô hình lá cờ – Flag Pattern là một loại mô hình phổ biến và phù hợp với tất cả các nhà đầu tư trên sàn giao dịch Forex. Đây là mô hình giá tiếp diễn của một xu hướng, nó khá dễ nhận diện và có độ uy tín khá cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu về mô hình lá cờ thì hãy theo dõi bài viết sau đây bởi chúng tôi – Exness VN sẽ giới thiệu hai loại mô hình cờ tăng, mô hình cờ giảm và khám phá cách giao dịch với mô hình này một cách chi tiết.

Khái quát về mô hình lá cờ trong Forex

Trong Forex, đây là một mô hình giá vô cùng phổ biến, các nhà đầu tư giao dịch ngoại hối thường xem mô hình này như một tín hiệu Forex. Mô hình lá cờ xuất hiện trong Forex giống như một dạng mô hình tiếp diễn của một xu hướng tăng hoặc giảm nào đó. Chúng thường xuất hiện ở dạng hợp nhất bởi các nến trong cùng một xu hướng.

Tổng quan về mô hình lá cờ
Tổng quan về mô hình lá cờ

Khi trên biểu đồ xuất hiện mô hình là cờ thì hành động giá sẽ có khả năng bứt phá theo đúng hướng của xu hướng đang tiếp diễn. Ví như nếu có một xu hướng tăng diễn ra trước mô hình lá cờ thì sau nó vẫn tiếp tục tiếp diễn xu hướng tăng giá mạnh.

Có 2 bộ phận chính trong một mô hình lá cờ, đó là cờ và cán cờ. Ngoài ra, mô hình lá cờ cũng có hai dạng, gồm có:

  • Mô hình cờ tăng: còn được gọi là Bull Flag hoặc Bullish Flag.
  • Mô hình cờ giảm: còn được gọi là Bear Flag hoặc Bearish Flag.

Biểu đồ giá thực tế với mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ có phần lá cờ chính là phần điều chỉnh và phần cán cờ được coi là phần tăng giá. Tuy nhiên trên thực tế, khi thị trường đang trong một xu hướng lớn thì mô hình này sẽ có tần suất xuất hiện nhiều. Dưới đây chính là hai xu hướng lớn với sự xuất hiện của mô hình lá cờ.

Mô hình cờ tăng – Bull Flag

Phần cán cờ của mô hình cờ tăng giá này phản ánh một sự tăng lên. Còn phần lá cờ có giá tăng từ đáy, đồng thời nó có sự biến động trong một kênh được tạo nên bởi hai đường song song với nhau là hỗ trợ và kháng cự. Giá sẽ bắt đầu tăng vọt một khi nó chạm vào đường kháng cự phía trên, tiếp tục vượt lên trên mức kháng cự và duy trì xu hướng tăng.

Trong xu hướng tăng, mô hình lá cờ phát huy hiệu quả cao nhất khi nó diễn ra trong khoảng 1/3 biên độ giá trong khoảng 52 tuần gần nhất.

Mô hình cờ tăng trong Forex
Mô hình cờ tăng trong Forex

Mô hình cờ giảm – Bearish Flag

Trong xu hướng Forex giảm, phần cán cờ của mô hình lá cờ sẽ là một cây nến giảm giá. Sau đó sẽ là một kênh giá tăng nhẹ trong thời gian ngắn hạn và tiếp theo, giá sẽ chạm vào đường hỗ trợ. Giá sẽ tiếp tục giảm mạnh một khi nó phá vỡ đường hỗ trợ bên dưới.

Tương tự như xu hướng tăng, mô hình lá cờ trong xu hướng giảm phát huy hiệu quả cao nhất là khi nó diễn ra trong khoảng 1/3 biên độ giá trong khoảng 52 tuần gần nhất.

Mô hình cờ giảm trong Forex
Mô hình cờ giảm trong Forex

Những đặc điểm nhận diện mô hình lá cờ

Đặc điểm của Mô hình cờ tăng – Bull flag

Sau một đợt tăng giá, mô hình cờ tăng được hình thành. Đợt tăng giá này sẽ có độ dốc thoai thoải, thậm chí gần như thẳng đứng. Một hình lá cờ chữ nhật được tạo thành bởi hai đường xu hướng song song. Mô hình cờ tăng là một dấu hiệu phản ánh sự tăng giá của thị trường, nó báo hiệu xu hướng tăng đang diễn ra của giá ở thời điểm hiện tại sẽ có thể tiếp tục tiếp diễn. Lá cờ sẽ nằm ngang và có xu hướng nghiêng về hướng đi xuống, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp cờ có xu hướng đi lên theo hướng chếch lên phía trên.

Đặc điểm của Mô hình cờ giảm – Bear flag

Sau một đợt giảm giá của thị trường, mô hình cờ giảm được hình thành. Đợt giảm giá này sẽ có độ dốc thoai thoải, thậm chí là gần như thẳng đứng. Đây được xem giống như là một Forex signals giảm giá. Điều này phản ánh việc nhiều khả năng xu hướng giảm giá đang diễn ra ở thời điểm hiện tại có thể tiếp tục tiếp diễn.

Mô hình cờ giảm sẽ là một dạng lá cờ hình chữ nhật, được kết cấu nên bởi hai đường xu hướng song song. Lá cờ có thể sẽ nằm ngang và thường duy trì xu hướng hơi hướng lên trên một chút. Tuy nhiên sẽ có vài trường hợp lá cờ sẽ đi theo hướng chếch xuống.

Ý nghĩa của việc giao dịch với mô hình cờ là gì?

Những lá cờ được coi là điển hình nhất trong loại mô hình này sẽ là những lá cờ có biên độ hẹp. Điều này cũng khiến cho mô hình này được đánh giá cao hơn về hiệu quả so với những lá cờ có biên độ rộng, không đều hoặc khó đoán.

Trên thực tế, khoảng cách giữa hai đường hỗ trợ và kháng cứ chính là biên độ của lá cờ trong kênh giá hồi của mô hình này. Bên cạnh những mô hình biên độ hẹp thì lá cờ có cán cao chính một trong những kiểu mô hình thuộc top những mô hình được cho là mang lại hiệu quả cao nhất.

Đây cũng chính là một dạng đặc biệt của mô hình lá cờ, vì thế xu hướng của cán cờ và kênh đấu giá hồi lại của mô hình là phải đi ngược lại với nhau. Nếu một lá cờ có cùng chiều với xu hướng trước đó  được tạo thành bởi đoạn hồi lại có nghĩa là mô hình lá cờ trước đó trở thành một mô hình không mang lại hiệu quả. So với kênh giá hồi diễn ra dưới 15 ngày thì hiệu quả của mô hình giá được nhận định là tốt hơn nhiều.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình lá cờ 

Điểm vào lệnh

Để sử dụng mô hình lá cờ trong việc thực hiện giao dịch, điều mà các nhà đầu tư cần để tâm đến chính là tín hiệu xác nhận mô hình giá. Trên thực tế, việc sử dụng các tín hiệu phá vỡ kênh giá hồi trong xu hướng chính là yếu tố nhằm xác định được mô hình lá cờ.

Điểm vào lệnh với mô hình lá cờ trong Forex
Điểm vào lệnh với mô hình lá cờ trong Forex

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng thì thời điểm hành động giá phá vỡ mức kháng cự của kênh giá hồi sẽ giúp cho mô hình lá cờ được xác định. Lúc này, lời khuyên mà các nhà đầu tư dành cho bạn chính là hãy thực hiện một lệnh Sell.

Khi thị trường đang trong xu hướng giảm thì khi hành động giá phá vỡ mức hỗ trợ của kênh giá hồi thì mô hình lá cờ sẽ được xác nhận, biểu thị cho một xu hướng giảm giá khá mạnh. Khi đó, các nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội này để tiến hành giao dịch Forex bằng việc đặt một lệnh Buy trên sàn.

Đặt lệnh dừng lỗ

Sau khi dựa vào mô hình lá cờ và thực hiện giao dịch, các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đặt một lệnh dừng lỗ. Điều này cũng giúp giao dịch của bạn tránh được các trường hợp bất ngờ khi giá di chuyển.

Vị trí phù hợp để các nhà giao dịch đặt lệnh cắt lỗ chính là vị trí gần so với đỉnh và đáy trong mô hình lá cờ. Theo đó, nếu các nhà giao dịch đang tiến hành giao dịch trong một xu hướng tăng thì đáy thấp nhất của mô hình lá cờ sẽ là vị trí bạn nên thực hiện đặt Stop Loss.

Ngược lại nếu các lệnh giao dịch đang được các nhà đầu tư thực hiện khi thị trường đang trong một xu hướng giảm thì đỉnh cao nhất của mô hình lá cờ chính là vị trí bạn nên thực hiện đặt Stop Loss.

Ngược lại, nếu trader thực hiện giao dịch trong một xu hướng giảm giá, thì điểm Stop Loss nên được đặt ở phía trên đỉnh cao nhất trong mô hình Flag.

Xu hướng giao dịch

Xu hướng giao dịch với Cờ tăng – Bull Flag

Cán cờ – flagpole chính là yếu tố xác định xu hướng tăng giá trước lá cờ. Theo các nhà phân tích kỹ thuật, sản phẩm được tạo ra bởi sự tích lũy chính là hình dạng chữ nhật của lá cờ. Khi giá bật lên bật xuống trong khoảng giới hạn trên và dưới thì sẽ xảy ra sự tích lũy.

Khi giá bật lên phía trên của xu hướng kháng cự và xu hướng tăng giá ban đầu được tiếp diễn thì lúc này sẽ xuất hiện dấu hiệu tăng giá (breakout – điểm phá vỡ).

Có 2 bộ phận chính trong mỗi kiểu hình lá cờ, đó là: Pole – cán/cột cờ và Flag – lá cờ.

Mô hình cờ tăng và xu hướng giao dịch
Mô hình cờ tăng và xu hướng giao dịch

Mức độ biến động giá sẽ được biểu trưng bởi “cán cờ”, nó có thể đột biến theo xu hướng xuống hoặc xu hướng lên. Sự dâng trào của lưu lượng giao dịch sẽ “chống lưng” cho biến động đó. Sau đó, giá sẽ bước vào một khoảng thời gian “tạm dừng”, tạm nghỉ để lá cờ được hình thành. Khi đó nó sẽ trông khá giống với một kênh giảm giá hoặc một kênh tăng giá.

Vai trò của kiểu hình cờ chính là sự báo hiệu thị trường vô giá dành cho các nhà giao dịch. Nó sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro bằng cách chỉ ra rõ rệt các điểm thành công và thất bại.

Nếu cờ tăng bị phá vỡ mức cản trở thì các nhà giao dịch có thể yên tâm bởi khi đó giá sẽ di chuyển đi lên một khoảng. Khoảng đi lên này sẽ bằng với chiều cao của cán cờ, thao tác này còn được gọi dưới cái tên khác là phương pháp tính cao độ.

Mặt khác, kiểu hình này sẽ không còn hiệu quả nữa nếu như các nhà giao dịch thấy vùng hỗ trợ của mô hình cờ tăng bị đâm thủng. Khi đó xác suất giá tiếp tục di chuyển theo hướng tăng là không nhiều.

Xu hướng giao dịch với Cờ giảm – Bear Flag

Tương tự như cờ tăng, trong trường hợp này, cán cờ – flagpole biểu thị cho xu hướng giảm trước lá cờ. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng sản phẩm của sự tích lũy ở đây chính là hình dạng chữ nhật của lá cờ. Khi giá dường như có sự bật lên bật xuống trong khoảng giới hạn trên và dưới thì lúc này sẽ xuất hiện sự tích lũy. Mô hình cờ giảm sẽ biểu thị:

  • Sự phản ứng của các nhà giao dịch, họ sẵn sàng bán ra với mức giá thấp trong trường hợp giá đi xuống.
  • Sự nhiệt tình của các nhà đầu tư, họ sẵn sàng mua vào tại mức giá khả thi nhất trong trường hợp giá bị đẩy lên cao.
Mô hình cờ giảm phản ánh sự phản ứng của các nhà đầu tư khi giá tăng hoặc giảm
Mô hình cờ giảm phản ánh sự phản ứng của các nhà đầu tư khi giá tăng hoặc giảm

Khi giá bật xuống phía dưới đường xu hướng hỗ trợ và xu hướng giảm giá ban đầu đang được tiếp tục diễn ra thì dấu hiệu giảm giá (breakdown – điểm xuyên phá) sẽ xuất hiện lúc này.

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình lá cờ

Trong lúc thị trường xảy ra nhiều biến động dữ dội thì mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm chính là những trợ thủ đắc lực và hữu ích dành cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải lúc nào hai mô hình này cũng phát huy được hiệu quả cao như những gì mà chúng tôi đã đề cập phía trên.

Trong một số trường hợp, bẫy giá có thể xuất hiện với tên gọi là tín hiệu “phá cản giá”. Tín hiệu này xuất hiện trong trường hợp giá vượt lên trên để pha cản của cờ và ngay sau đó đã lập tức bị đạp xuống trở lại. Thông thường, độ tin cậy của đợt tăng trưởng giá sẽ được gia tăng nếu như bạn chờ đợi nến giá đóng lại bên ngoài kiểu hình. Điều này cũng giúp cho rủi ro giao dịch của các nhà đầu tư có thể được giảm thiểu. 

Lời khuyên dành cho các trader là không nên quá tin tưởng vào “thủng vùng hỗ trợ trên cờ giảm” hay “phá cản trên cờ tăng” nếu lưu lượng giao dịch không có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho biến động giá. Mức lưu lượng trao đổi, mua bán ít ỏi có thể chính là một cái bẫy mà các nhà đầu tư có thể sẽ mắc phải và xác định sai xu hướng. Từ đó các quyết định giao dịch cũng bị sai lệch theo. Để xác suất thành công được nâng cao, các nhà đầu tư có thể kết hợp thêm các công cụ khác để sử dụng như đo lường độ thay đổi của giá với chỉ báo đo lường sức mạnh tương đối RSI.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về mô hình lá cờ và hai loại mô hình cờ tăng, mô hình cờ giảm. Trên thực tế, mô hình lá cờ được đánh giá khá cao về độ tin cậy và tính hiệu quả trong giao dịch. Vì thế hy vọng rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và biết cách tận dụng mô hình này một cách hợp lý để mang về cho bản thân nhiều lợi nhuận giao dịch. Chúc bạn sẽ luôn thành công khi sử dụng mô hình Flag Pattern nhé! Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác từ chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé!

Xem thêm:

Mô hình chữ nhật là gì? Giao dịch với Rectangle Pattern

Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Cách giao dịch với Pennant Pattern

Mô hình kim cương forex là gì? Giao dịch với Diamond Top

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *