Momentum là gì

Momentum là gì? Sử dụng chỉ báo Momentum trong giao dịch

Momentum là gì? Hiện nay trong thị trường tài chính, đây là một trong số những chỉ báo được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Nếu là một nhà giao dịch, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với chỉ báo này. Hãy cùng Exness Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo này cũng như cách sử dụng chỉ số Momentum trong giao dịch forex qua bài phân tích sau nhé.

Khái quát về chỉ báo Momentum là gì?

Chỉ báo Momentum là gì?

Các nhà giao dịch có thể đánh giá được khả năng biến động và xu hướng của giá thông qua chỉ báo Momentum. Chỉ báo Momentum hoạt động dựa trên nguyên tắc so sánh giá của sản phẩm ở thời điểm quá khứ và hiện tại. Có nghĩa là chỉ báo này sẽ đo phần trăm giảm hoặc tăng mức giá của sản phẩm tại một thời điểm xác định.

Chỉ báo Momentum hay chỉ số Momentum là gì?
Chỉ báo Momentum hay chỉ số Momentum là gì?

Công thức tính chỉ số Momentum là gì?

(Closei / Closei-n ) x 100 = Momentum

Trong đó:

  • Closei: Mức giá đóng cửa ở cây nến thứ i (tại phiên giao dịch)
  • Closei-n: Mức giá đóng cửa ở cây nến thứ i (tại phiên giao dịch)

Tùy vào từng phương pháp riêng của mỗi nhà giao dịch mà giá trị n sẽ khác nhau. Giá trị n chính là một khoảng thời gian hay còn có nghĩa là số kỳ. Trong nền tảng Metatrader 4 thì n có giá trị mặc định là 14.

Ngoài cách tính ở trên, vẫn có đôi lúc các nhà đầu tư dùng một cách tính dễ dàng hơn: Closei / Closei-n= Momentum. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng công thức này thì chỉ báo Momentum sẽ chỉ thể hiện khả năng thay đổi giá của sản phẩm. Đơn vị biểu thị công thức này là phần trăm (%), nó tương tự với đặc điểm của động lượng. Tại nền tảng Metatrader 4 thì chỉ báo Momentum được xác định theo công thức đầu tiên.

Chỉ số Momentum có những đặc điểm là gì?

Ở bất kỳ một thời điểm nào, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng được chỉ báo Momentum.

Đường 100 chính là đường nằm giữa đường Momentum. Điều này có nghĩa là các đường Momentum sẽ di chuyển quanh đường 100. Giá trị của sản phẩm sẽ thay đổi với cường độ càng lớn khi mà đường 100 nằm càng xa đường Momentum.

Ví dụ như tại thời điểm H1, bạn cài đặt chỉ báo với giá trị n = 14. Giả sử đường 100 cắt đường Momentum, tức là Momentum = 100. Điều này thể hiện rằng vào 14 giờ trước sản phẩm có giá đóng cửa bằng với giá đóng cửa ở hiện tại. Nếu đường 100 nằm phía bên ngoài đường Momentum, tức là Momentum > 100. Lúc này nó thể hiện vào 14 giờ trước sản phẩm có giá đóng cửa thấp hơn so với giá đóng cửa ở hiện tại. Nếu đường 100 nằm phía bên trong đường Momentum, tức là Momentum < 100. Vậy vào 14 giờ trước sản phẩm có giá đóng cửa cao hơn so với giá đóng cửa ở hiện tại.

Thông qua khoảng cách của đường 100 và đường Momentum chúng ta sẽ biết được tốc độ giá biến động. Momentum = 110% và Momentum = 105% thì Momentum = 110% sẽ có giá tăng mạnh hơn. Hay Momentum = 105% có cường độ giá giảm mạnh hơn Momentum 110%.

Đặc điểm và ứng dụng của chỉ số Momentum là gì?
Đặc điểm và ứng dụng của chỉ số Momentum là gì?

Ứng dụng của chỉ báo Momentum là gì?

Các nhà đầu tư có thể biết được khả năng biến động của giá sau mỗi xu thế thông qua chỉ báo Momentum. Với việc sử dụng chỉ báo Momentum, chúng ta có thể biết được giá trị của sản phẩm có thể tiếp tục tăng lên không? Hay chúng sẽ có khả năng năng đảo chiều và bắt đầu đi xuống. Chỉ báo Momentum sẽ có ba loại tín hiệu được sinh ra khi:

  • Chỉ báo Momentum và đường 100 giao với nhau.
  • Đường MA (đường trung bình động) và chỉ báo Momentum giao với nhau.
  • Đường giá và đường Momentum làm xuất hiện tín hiệu hội tụ và phân kỳ.

Cách đọc chi tiết chỉ số Momentum

Tại thị trường chứng khoán thì chỉ báo Momentum được rất nhiều nhà giao dịch sử dụng. Chính vì thế rất dễ bắt gặp chỉ báo này tại đây. Nếu bạn là một nhà đầu tư giao dịch với số lượng lớn thì chỉ báo Momentum rất cần thiết cho bạn. Bởi vì dựa vào chỉ báo Momentum sẽ giúp cho bạn thu được khoản lợi nhuận cao. Vậy tại sao chỉ báo này làm được điều đó? Thông qua chỉ báo Momentum bạn sẽ biết được chứng khoán giảm hay tăng ở thời điểm nào.

Một lời khuyên dành cho các bạn là nếu bạn sử dụng biểu đồ chứng khoán chung của những sàn môi giới. Hãy xem xét nó một cách tổng quát nhất có thể. Khi đường lớn hơn 100 thì điều đó có nghĩa là giá chứng khoán ở phía trước thấp hơn so với giá hiện tại. Ngược lại khi chỉ báo nhỏ hơn 100 thì giá chứng khoán ở phía trước cao hơn so với giá hiện tại. Ngoài ra mọi người cũng cần phải theo dõi về những loại cổ phiếu đang có xu hướng giảm nhé.

Nếu là một nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán thì bạn cần phải biết cách sử dụng công thức Momentum. Hiện nay chỉ số Momentum được tính với độ chính xác rất cao nhờ vào các máy móc hiện đại. Nhờ thế mà các nhà giao dịch có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian của mình vì không cần phải tính toán. Vậy làm cách nào để có thể  xem được chỉ số Momentum? Với thông tin mà bạn quan tâm, bạn chỉ cần click vào thông tin ấy thì nó sẽ được hiển thị ra trên màn hình.

Hướng dẫn đọc chỉ số Momentum
Hướng dẫn đọc chỉ số Momentum

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Momentum ở nền tảng MT4

Sau đây, exness.com.co sẽ hướng dẫn mọi người cách cách để mở Momentum trên nền tảng MetaTrader 4. Mời mọi người tham khảo nội dung phía sau:

Bước 1: Trên thanh công cụ lựa chọn Insert

Trên thanh công cụ Menu, lựa chọn Insert. Tiếp theo tìm và click vào cụm từ Indicators và sau đó thì nhấp vào Oscillators. Click vào cụm từ Momentum như hình minh họa bên dưới.

Hình minh cài đặt Momentum trên MT4
Hình minh cài đặt Momentum trên MT4

Sau đó, trên màn hình sẽ xuất hiện khung cài đặt chỉ báo Momentum như hình minh họa sau:

Thiết lập các chỉ số để hoàn thành cài đặt
Thiết lập các chỉ số để hoàn thành cài đặt

Bước 2: Chọn các thông số phù hợp

Tại bước này, bạn sẽ thiết lập những thông số tại hộp thoại lần lượt là Parameters, Levels và Visualization.

  • Parameters: Mọi người sẽ nhập số kỳ tại ô Period. Với nền tảng Metatrader 4 thì mặc định số kỳ bằng 14. Tiếp theo đến ô Apply to, tại ô này chúng ta sẽ chọn loại giá. Ô này, sàn exness sẽ để là close (giá đóng cửa). Sau khi hoàn thành xong việc chọn loại giá, bạn sẽ tiến hành chọn màu sắc và kiểu cho chỉ báo Momentum.
  • Levels: Vì nền tảng Metatrader 4 không cài đặt sẵn đường 100 nên dó đó chúng ta phải làm việc này tại tab Levels. Đầu tiên hãy click vào cụm từ Add, sau đó hãy nhập 100 vào. Sau khi đã nhập sau bạn cũng sẽ tiến hành chọn màu sắc và kiểu cho chỉ báo Momentum.
  • Visualization: Tại khung này, hãy lựa chọn thời gian mà bạn muốn chỉ báo Momentum xuất hiện.

Ở mỗi hộp thoại trên, sau khi hoàn tất việc cài đặt hãy ấn OK nhé.

Trên đồ thị của Momentum, cài đặt đường MA (trung bình động).

Bước 3: Hoàn tất

Tìm kiếm mục Navigator và nhấn chọn. Sau đó hãy click vào mục Trend rồi tìm kiếm cụm từ Moving Average. Sau khi tìm ra Moving Average thì giữ chuột rồi kéo vào đồ thị của chỉ báo Momentum. Sau đó sẽ xuất hiện tab để thiết lập MA như sau:

Chỉ báo Momentum đã được cài đặt hoàn tất trên Metatrader 4
Chỉ báo Momentum đã được cài đặt hoàn tất trên Metatrader 4

Các bước thiết lập cũng giống với chỉ báo Momentum. Nhưng tại phần period ta sẽ ghi giá trị số kỳ cho đường MA. Tại nền tảng này thì mặc định số kỳ sẽ là 21, nếu thích bạn vẫn có thể thay đổi hoặc sử dụng luôn giá trị này. MA method chính là phương pháp đường MA nên tại ô này chúng ta sẽ lựa chọn simple. Để có thể đưa MA vào chỉ báo Momentum thì chúng ta sẽ chọn First Indicator’s Data ở khung Apply to.

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Momentum trong giao dịch

Chỉ báo Momentum và đường 100 giao với nhau

Tại thị trường tài chính Forex, luôn luôn có sự thay đổi về giá của sản phẩm. Đó chính là lý do tại sao đường 100 luôn nằm phía dưới hoặc phía trên chỉ báo Momentum. Điều này xảy ra trong hầu hết những thời điểm giao dịch tại thị trường tài chính. Các tín hiệu bán và mua sẽ xuất hiện khi mà đường 100 cắt chỉ báo Momentum. Một điều mà mọi người cần lưu ý đó chính là: Đây là một tín hiệu yếu chứ không phải là tín hiệu mạnh.

Nếu đường 100 bị cắt từ dưới lên trên bởi chỉ báo Momentum thì chứng tỏ bên mua đang áp đảo bên bán. Có khả năng cao giá sẽ tiếp tục được tăng lên. Tại thời điểm này, các bạn hãy lựa chọn giao dịch với lệnh buy nhé. Ngược lại, nếu đường 100 bị cắt từ trên xuống dưới bởi chỉ báo Momentum thì chứng tỏ bên bán đang áp đảo bên mua. Có khả năng cao giá sẽ tiếp tục giảm xuống. Tại thời điểm này, các bạn hãy lựa chọn giao dịch với lệnh sell nhé.

Chỉ báo Momentum và đường 100 giao nhau
Chỉ báo Momentum và đường 100 giao nhau

Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp trường hợp đường 100 và chỉ báo Momentum giao với nhau trong thực tế. Cứ mỗi đợt mà hai đường này cắt nhau thì sẽ xuất hiện tối thiểu một lần biến động giá. Tuy nhiên những giai đoạn này thường là rất ngắn, có thể nó chỉ là giai đoạn retest cho một xu hướng chung. Đó chính là lý do mà tại sao đây lại là một tín hiệu yếu. Vì thế các bạn hãy cẩn thận khi sử dụng tín hiệu này để đặt lệnh nhé. Bởi vì nếu không nắm rõ chúng ta rất có thể sẽ đi ngược hướng với xu thế thị trường đó.

Để sử dụng phương pháp này một cách tối ưu thì đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem giá đang tăng hay giảm. Tiếp theo đó hãy tìm điểm giao cắt để có thể đưa ra cho mình một sự lựa chọn giao dịch tốt nhất.

Thời điểm nên đặt lệnh Buy
Thời điểm nên đặt lệnh Buy

Đường MA (đường trung bình động) và chỉ báo Momentum giao với nhau

Số kỳ phù hợp với chỉ số Momentum là gì?

Để tìm những vùng mà giá có thể đảo chiều thì các nhà phân tích thường sử dụng đường MA kết hợp với chỉ báo Momentum. Số kỳ dùng để cài đặt đường MA thông thường sẽ là 21, 14 và 9, còn nếu không thích bạn có thể thay đổi. Khi bạn thiết lập số kỳ càng dài thì so với sự thay đổi giá, tín hiệu chúng ta nhận sẽ trễ hơn. Tuy nhiên, tính mượt sẽ càng lớn.

Đường MA và chỉ báo Momentum giao với nhau
Đường MA và chỉ báo Momentum giao với nhau

Tính hiệu mua bán

Khi đường MA bị cắt từ dưới lên bởi chỉ báo Momentum thì ta sẽ giao dịch buy. Tuy nhiên tín hiệu này cũng khá yếu. Do đó để tăng tính hiệu quả, chúng ta chỉ sử dụng phương pháp này với hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi mà chỉ báo Momentum nằm trong khu vực quá bán hoặc quá mua. Trường hợp thứ hai, khi mà chúng ta tham gia giao dịch giống với hướng đi của thị trường trước đó.

Vậy làm cách nào để có thể xác định được giá đã nằm trong vùng quá bán hoặc quá mua hay chưa? Lúc này chúng ta sẽ dựa vào khoảng cách của đường 100 và chỉ báo Momentum. Giá sẽ nằm trong vùng quá bán hoặc quá mua nếu khoảng cách khá xa. Lúc này, có thể một giai đoạn xu hướng thị trường mới sắp xuất hiện và giá có thể tăng hoặc giảm. Do đó để có thể đưa ra được những giao dịch lý tưởng, các bạn nên làm sao? Hãy kết hợp tín hiệu này với chỉ báo RSI để có thể xác định được giá hiện tại đang nằm ở trong vùng nào.

Như ở hình minh họa phía trên có thể thấy chỉ báo RSI có tín hiệu rơi vào vùng quá bán trước. Điều này chứng tỏ thị trường đang có xu hướng tăng trở lại. Chúng ta sẽ giao dịch mua khi mà đường MA bị cắt từ dưới lên bởi chỉ báo Momentum. Tại vị trí đáy, đừng quên việc đặt stop loss nhé. Cùng với đó hãy đặt take profit tại điểm mà có khả năng thu được lãi tối thiểu gấp 2 lần stop loss.

Đường giá và đường Momentum làm xuất hiện tín hiệu hội tụ và phân kỳ

Khi Momentum tạo đáy trước thấp hơn đáy sau và giá tạo đáy trước cao hơn đáy sau thì tín hiệu hội tụ sẽ xuất hiện.

Khi Momentum tạo đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và giá tạo đỉnh trước thấp hơn đỉnh sau thì tín hiệu phân kỳ sẽ xuất hiện.

Tín hiệu phân kì
Tín hiệu phân kì

Xu hướng thị trường đang tăng lên trước khi chỉ báo Momentum và giá có tín hiệu phân kỳ. Điều này có nghĩa là sau khi tín hiệu phân kỳ được sinh ra thì xu hướng thị trường sẽ đảo chiều. Lúc này, một giai đoạn mới sẽ xuất hiện và giá cũng bắt đầu giảm xuống.

Tín hiệu hội tụ
Tín hiệu hội tụ

Tín hiệu hội tụ cũng có tình huống tương tự như tín hiệu phân kỳ.

Nếu tín hiệu phân kì hay hội tụ xuất hiện trong xu hướng đảo chiều thì đây cũng chỉ là tín hiệu yếu. Các tín hiệu này sẽ càng yếu và có thể dẫn đến sai sót nếu giá thuộc xu hướng thị trường có cường độ mạnh. Vì thế để có thể tránh những trường hợp sai sót có thể xảy ra hãy kết hợp tín hiệu này với công cụ khác. Bởi vì dựa trên những tín hiệu này để phân tích về giá đảo chiều thì cũng chỉ là sự phân tích rất cơ bản.

Sau đây chính là một minh chứng thể hiện tín hiệu hội tụ và phân kì là tín hiệu yếu và có thể sai sót. Tín hiệu hội tụ giữa Momentum và giá đang bị sai trong xu hướng thị trường giảm mạnh.

Tín hiệu sai
Tín hiệu sai

Phương pháp sử dụng chỉ báo Momentum trong xu hướng đảo chiều

Sử dụng chỉ báo Momentum trong xu hướng đảo chiều là gì?

Nhờ vào chỉ báo Momentum mà các nhà giao dịch có thể biết được những điểm mà xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên để tăng xác suất chính xác thì chúng ta nên kết hợp chỉ báo này với các công cụ khác. Ngoài ra, việc kết hợp này còn giúp cho các tín hiệu sai có thể bị loại bỏ.

Để biết được xu hướng đảo chiều chúng ta sẽ kết hợp chỉ báo Momentum với một công cụ khác. Với bài viết này, exness Việt Nam sẽ giới thiệu cho mọi người sử dụng phương pháp kết hợp kênh Keltner với Momentum. Xác định được các điểm mà giá đảo chiều thông qua dải dưới và dải trên của kênh Keltner.

Vậy khi kết hợp giữa kênh Keltner và chỉ báo Momentum thì chúng ta sẽ thu được những tín hiệu giao dịch nào? Hãy cùng exness.com.co tìm hiểu về các loại tín hiệu này nhé.

Tín hiệu giao dịch theo xu hướng đảo chiều

Khi tín hiệu đảo chiều giá xuất hiện ở cả hai chỉ báo.

Tại mỗi thời điểm, chúng ta có thể xem và vẽ những điểm cực trị trên công cụ biểu đồ giao dịch khi dùng Momentum. Ví dụ như sẽ rất khó để có thể bắt gặp được chỉ báo Momentum có giá trị nhỏ hơn 98 và lớn hơn 103. Lúc này:

Tín hiệu mua

Tín hiệu này sẽ xuất hiện khi mà chỉ báo Momentum đụng hoặc đi qua điểm cực trị phía dưới. Cùng lúc đó dải dưới kênh Keltner bị giá đụng vào. Lưu ý, tín hiệu mua sinh ra trong xu hướng thị trường giảm và điểm cực trị dưới bằng 98 như ví dụ.

Tín hiệu bán

Ngược lại với tín hiệu mua thì tín hiệu bạn sẽ xuất hiện trong xu hướng thị trường tăng. Lúc này, chỉ báo Momentum sẽ đụng hoặc đi qua điểm cực trị phía trên (điểm cực trị trên bằng 103). Cùng lúc đó dải trên kênh Keltner bị giá đụng vào.

Tín hiệu thoát

Tín hiệu thoát sẽ xuất hiện khi mà điểm cực trị bị đụng bởi chỉ báo Momentum. Hay là khi dải Keltner nào đó bị giá đụng phải.

Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ báo cực trị hoặc phân kì khi giao dịch với xu hướng thị trường đảo chiều. Để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này, exness Việt Nam sẽ giúp mọi người hình dung thông qua nguyên tắc Vật Lý.

Trên một con đường có một chiếc xe ô tô đang di chuyển với tốc độ lớn nhất. Đến một thời điểm nào đó ô tô muốn quay đầu thì bắt buộc ô tô phải giảm vận tốc của mình xuống.

Áp dụng chỉ báo Momentum trong xu hướng đảo chiều thị trường
Áp dụng chỉ báo Momentum trong xu hướng đảo chiều thị trường

Tương tự như trên thì thị trường giá cả cũng thế. Tại một thời điểm nào đó, xu hướng của thị trường xuất hiện và hoạt động với cường độ mạnh. Vậy làm sao để có thể xác định được vận tốc của nó? Trước khi xu hướng đảo chiều xảy ra, chúng ta sẽ xác định động lượng cần phải giảm.Thông qua cách này sẽ xác định được tốc độ của xu hướng. Đó chính là lý do phương pháp này chỉ nên được sử dụng sau khi xu hướng thị trường xuất hiện. Nó sẽ càng được sử dụng hiệu quả hơn khi mà áp dụng trên một thời gian dài (từ H1 trở lên).

Kết luận

Momentum là gì? Hiện nay trong kĩ thuật phân tích, đây là một chỉ báo được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên, chỉ báo Momentum vẫn còn có nhiều nhược điểm. Để có thể sử dụng nó tối ưu, đừng quên kết hợp chỉ báo này với các công cụ khác nhé. Exness,com.co xin chúc mọi người có một ngày mới thật vui vẻ và thường xuyên cập nhật các thông tin hướng dẫn mới nhất nhé.

Xem thêm:

Nghề IB Forex là gì? Tầm quan trọng và sự cần thiết của Introducing Broker

Công thức Kelly là gì? Quản lý vốn với tiêu chuẩn Kelly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *