Margin Level

Margin Level là gì? Cách xác định Margin Level như thế nào?

Margin Level là một trong những yếu tố không thể thiếu khi giao dịch Forex. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trader chưa nắm rõ bản chất của thuật ngữ này, dẫn đến vận dụng chưa hiệu quả. Vậy Margin Level là gì và ý nghĩa của Margin Level  ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây vì Exness sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích về Margin Level dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Khám phá thuật ngữ Margin Level là gì và ý nghĩa của nó
Khám phá thuật ngữ Margin Level là gì và ý nghĩa của nó

Margin Level là gì?

Margin Level được hiểu là mức ký quỹ, tức là tỷ lệ phần trăm giữa tài sản mà trader sở hữu so với tài sản thế chấp của họ. Thông qua tỷ lệ Margin Level, trader sẽ biết được rủi ro mà tài khoản của bạn đang đối mặt. Từ đó, kịp thời điều chỉnh những sai sót và có giải pháp ngăn chặn rủi ro. Hơn nữa, việc trader dành thời gian để theo dõi mức ký quỹ thường xuyên sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc tài khoản còn đủ tiền để giao dịch với lệnh mới hay không, hoặc tiếp tục giữ lệnh đang mở. 

Margin Level giúp trader chủ động hạn chế rủi ro
Margin Level giúp trader chủ động hạn chế rủi ro

Ý nghĩa của Margin Level là gì?

Margin Level thường được các trader dùng để xác định xem có nên thực hiện một vị thế bổ sung hay không. Thông thường, mỗi trader sẽ có một phong cách đặt mức Margin Level khác nhau nhưng họ thường sẽ giữ mức ký quỹ là 100%. Tức là khi vốn chủ sở hữu bé hơn hoặc bằng với số tiền ký quỹ đã dùng thì không thể mở vị thế mới. Khi đó, trader sẽ phải đóng vị thế hiện tại thì mới có thể mở được vị thế mới. 

Hầu hết nhà giao dịch đều chọn Margin Level là 100%
Hầu hết nhà giao dịch đều chọn Margin Level là 100%

Xác định Margin Level như thế nào?

Để xác định được mức ký quỹ có trong tài khoản, các trader sẽ áp dụng công thức như sau:

Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/ Phần ký quỹ đã dùng) * 100%

Đối với MT4 hoặc MT5 thì mức ký quỹ này sẽ được hệ thống tính toán sẵn và trader chỉ việc theo dõi mà thôi. Ví dụ như bạn đang sở hữu 1.000 đô la trong tài khoản và muốn mở thực hiện lệnh mua cặp tiền USD/ JPY với một lot nhỏ. Khi đó, các bạn sẽ lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định mức Margin Level bắt buộc

Nếu bạn cần mua cặp tiền tệ USD/ JPY và thực hiện một vị thế là 10.000 với yêu cầu ký quỹ tương ứng là 4%, thì trader sẽ cần trả lời cho câu hỏi cần mức Margin Level bắt buộc là bao nhiêu để có thể mở vị thế. 

Vì lot nhỏ là 10.000 USD nên giá trị trên danh nghĩa đối với vị thế này cũng là 10.000 USD. Khi đó, mức ký quỹ bắt buộc sẽ được xác định dựa trên biểu thức sau:

Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa * Yêu cầu ký quỹ = 10.000 USD * 0,04 = 400 USD. 

Bước 2: Xác định mức ký quỹ đã sử dụng

Ngoài giao dịch được thực hiện trong bước 1, sẽ không còn giao dịch nào nữa nên trader chỉ thực hiện một vị thế. Khi đó, mức ký quỹ bắt buộc vừa xác định được cũng chính là mức ký quỹ đã sử dụng, tức là 400 USD. 

Bước 3: Xác định vốn chủ sở hữu

Tiếp theo, các trader sẽ xác định số vốn của chủ sở hữu thông qua công thức: Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi.

Giả sử giá đang có những biến động đúng với dự đoán của bạn, kèm theo đó là vị thế đang ở ngưỡng hòa vốn. Nghĩa là floating P/L bằng 0 USD.

Khi đó, vốn chủ sở hữu = 1.000 USD + 0 USD = 1.000 USD. 

Bước 4: Xác định mức ký quỹ

Từ những số liệu tính toán phía trên, trader sẽ tiếp tục sử dụng công thức tìm mức ký quỹ như sau:

Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/ Ký quỹ đã sử dụng) * 100% = (1.000 USD / 400 USD) * 100% = 250%. 

Nếu mức Margin Level nhỏ hơn, hoặc ít nhất là bằng 100% thì trader không được mở vị thế trên bất kỳ nền tảng giao dịch nào. Như ví dụ minh họa phía trên, với mức ký quỹ là 250% thỏa mãn điều kiện lớn hơn hoặc bằng 100% thì trader có thể thực hiện một giao dịch mới. Các bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh đèn giao thông như mức ký quỹ vậy. Đèn xanh sẽ tương ứng với mức ký quỹ lớn hơn 100%. 

Từng màu sắc của đèn giao thông sẽ tương ứng với một mức ký quỹ khác nhau
Từng màu sắc của đèn giao thông sẽ tương ứng với một mức ký quỹ khác nhau

Xác định Margin Level thực tế với tài khoản Forex

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về Margin Level, bài viết sẽ trình bày một ví dụ thực tế với tài khoản giao dịch Forex. Giả sử, bạn đang muốn thực hiện một vị thế mới với cặp tiền EUR/ USD có những dữ liệu như sau:

  • Loại tài khoản giao dịch: Tài khoản tiêu chuẩn
  • Khối lượng giao dịch: 100.000
  • Số tiền hiện có trong tài khoản: 10.000 USD

Lúc này, bạn có nhu cầu mua cặp tiền EUR/ USD và thực hiện một vị thế mới với khối lượng giao dịch là 1 lot, cùng yêu cầu ký quỹ tương đương với 2%. Khi đó, các bước thực hiện cũng tương tự với ví dụ trên, cụ thể:

Bước 1: Xác định mức Margin Level bắt buộc

Trong cặp tiền EUR/ USD thì EUR chính là đồng tiền cơ sở. Khi đó, tài khoản này chính là tài khoản tiêu chuẩn với mỗi lot tương ứng với giá trị danh nghĩa là 100.000 EUR. 

Khi đó, các bạn sẽ áp dụng công thức xác định mức ký quỹ bắt buộc như sau: Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa * Yêu cầu ký quỹ = 100.000 EUR * 0,02 = 2.000 EUR.

Vì tài khoản mặc định sử dụng đồng USD nên trader cần quy đổi 2.000 EUR ký quỹ bắt buộc thành đồng USD. Nếu tỷ giá hiện tại là 1.0869 thì mức ký quỹ bắt buộc lúc này là:

Ký quỹ bắt buộc (USD) = 2.000 x 1.0869 = 2173,8 USD

Bước 2: Xác định phần ký quỹ đã dùng

Vì tài khoản chỉ thực hiện duy nhất một lệnh nên mức ký quỹ đã dùng tương ứng với mức ký quỹ bắt buộc. Khi đó, mức đã sử dụng là 2173,8 USD và floating P/L sẽ có thể mang giá trị dương, âm hoặc hòa vốn. 

Với mức Floating P/L dương

Bước 3: Xác định mức floating P/L 

  • Tỷ lệ Floating P/L lúc này sẽ được xác định theo công thức như sau:
  • Floating P/L = Khối lượng vào lệnh * (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh) = 100.000 * (1.0969 – 1.0869)/10 = 100pips. 
  • Vì Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp EUR/USD là 10 đô la nên:
  • Floating P/L = 100 pips * 10 = 1.000 đô la

Bước 4: Xác định vốn chủ sở hữu

  • Tiếp theo, các trader sẽ xác định số vốn của chủ sở hữu thông qua công thức: 
  • Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi = 10.000 + 1.000 = 11.000 đô la. 

Bước 5: Xác định mức ký quỹ 

  • Cuối cùng, xác định mức ký quỹ.
  • Biểu thức tìm mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/ Ký quỹ đã sử dụng) * 100% = (11.000/ 2173,8) * 100% = 506,03%. 

Với mức Floating P/L âm

Bước 3: Xác định mức floating P/L 

  • Tỷ lệ Floating P/L lúc này sẽ được xác định theo công thức như sau:
  • Floating P/L = Khối lượng vào lệnh * (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh) = 100.000 x (1.0769 – 1.0869)/10 = -100pips
  • Vì Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp EUR/USD là 10 đô la nên:
  • Floating P/L = – 100 pips * 10 = – 1.000 đô la

Bước 4: Xác định vốn chủ sở hữu

  • Tiếp theo, các trader sẽ xác định số vốn của chủ sở hữu thông qua công thức: 
  • Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi = 10.000 – 1.000 = 9.000 đô la. 

Bước 5: Xác định mức ký quỹ 

  • Cuối cùng, xác định mức ký quỹ.
  • Biểu thức tìm mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/ Ký quỹ đã sử dụng) * 100% = (9.000/ 2173,8) * 100% = 414,02%. 

Với mức Floating P/L bằng 0

Đối với trường hợp này thì tỷ giá vẫn được giữ nguyên sau khi giá khớp lệnh, nghĩa là 1.0896. 

Bước 3: Xác định mức floating P/L 

  • Tỷ lệ Floating P/L lúc này sẽ được xác định theo công thức như sau:
  • Floating P/L = Khối lượng vào lệnh * (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh) = 100.000 x (1.0896 – 1.0869)/10 = 0 pips
  • Vì Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp EUR/USD là 10 đô la nên:
  • Floating P/L = 0 pips * 10 = 0 đô la

Bước 4: Xác định vốn chủ sở hữu

  • Tiếp theo, các trader sẽ xác định số vốn của chủ sở hữu thông qua công thức: 
  • Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi = 10.000 + 0 = 10.000 đô la. 

Bước 5: Xác định mức ký quỹ 

  • Cuối cùng, xác định mức ký quỹ.
  • Biểu thức tìm mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/ Ký quỹ đã sử dụng) * 100% = (10.000/ 2173,8) * 100% = 460,02%. 

Từ 3 trường hợp vừa trình bày, có thể thấy thấy rằng:

  • Khi floating P/L<0 thì trader sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện những giao dịch có khối lượng lớn.
  • Khi floating P/L>0 thì trader sẽ dễ dàng thực hiện những giao dịch có khối lượng lớn hơn. 

Lời kết

Qua bài viết trên của Exness Hướng Dẫn, các thông tin về Margin Level là gì, ý nghĩa của mức ký quỹ cũng như cách xác định Margin Level đã được trình bày chi tiết. Hy vọng bạn đọc đã tích lũy được những kiến thức cơ bản về thuật nghĩa này. Từ đó, vận dụng Margin Level hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Margin là gì? Những lưu ý khi sử dụng Margin nên biết

Đòn bẩy tài chính có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *